
- Xuất bản Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam Series A phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
- Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan - dịch chiết lá trà xanh trong bảo quản quả vú sữa tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ phát triển nông thôn hải phòng đến năm 2020
- Nghiên cứu xác định một số thông số kỹ thuật của dòng lũ bùn đá cây trôi phục vụ tính toán thiết kế bảo vệ công trình giao thông
- Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý sinh hoá máu một số giống gia cầm địa phương (Báo cáo kết quả nghiên cứu năm 1996 và kế hoạch năm 1997)
- Phân bổ luồng hàng hợp lý giữa các phương thức vận tải
- Xác định quy trình công nghệ hoàn thiện công thức lai hiện có và nghiên cứu công thức lai mới để nâng cao khả năng sinh sản sản lượng sữa của bò lai hướng sữa phía Bắc
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đồng bộ xây dựng vùng nguyên liệu trong chăn nuôi lợn gà an toàn thực phẩm có khả năng cạnh tranh phục vụ nôi tiêu và xuất khẩu
- Điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật dân sự ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp
- Nghiên cứu xử lý đất bị nhiễm dầu bằng phương pháp vi sinh



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
15/KQNC-TTKHCN
Tác động những Hiệp định thương mại tự do đối với thành phố Cần Thơ và giải pháp ứng phó
Viện kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Phạm Bình An
TS. Đoàn Hoài Nhân, ThS. Nguyễn Thị Phương Hải, ThS. Võ Thị Ngọc Trinh, ThS. Lê Đình Nghi, ThS. Nguyễn Minh Toại, ThS. Nguyễn Minh Thu Thủy, TS. Huỳnh Văn Tùng, CN. Phạm Thị Bích Ngọc
Khoa học xã hội
09/2017
08/2019
2019
Cần Thơ
309
Đề tài "Tác động của những hiệp định thương mại tự do đối với thành phố Cần Thơ và giải pháp ứng phó" thực hiện từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 08 năm 2019. Nhóm nghiên cứu đánh giá chung chuỗi cung ứng ngành hàng, trong đó sử dụng dữ liệu trong Mô hình xuất khẩu tiềm năng (EPI) của Trung tâm Thông tin thương mại (ITC) để xác định tiềm năng thị trường sản phẩm, sử dụng phương pháp chính là Mô hình mô phỏng toàn cầu (GSIM) để đánh giá tác động giảm thuế khi thực hiện các FTA chủ yếu đến các sản phẩm trên; sử dụng phương pháp định tính qua phỏng vấn sâu và khảo sát các doanh nghiệp trong ngành để đánh giá tác động phi thuế quan, cũng như khả năng
đáp ứng các điều kiện để được hưởng thuế ưu đãi.
Nghiên cứu cho thấy việc giảm thuế theo lộ trình cam kết thực hiện các FTA giúp ngành sản phẩm nông thủy sản Cần Thơ được hưởng lợi khi xuất khẩu, tùy theo sản phẩm và thị trường. Tuy nhiên tác động đến các tác nhân trong chuỗi cung ứng, nhất là đối tượng nông dân thực sự không lớn như kỳ vọng, do phương pháp sản xuất và kinh doanh trên địa bàn phần lớn còn manh mún, chưa hình thành chuỗi cung ứng hiệu quả, giá trị gia tăng thấp, quá ít thương hiệu mạnh để vươn ra thị trường tiêu dùng toàn cầu. Hiểu biết của doanh nghiệp và người sản xuất về lợi ích và cách thức hưởng lợi từ các FTA còn rất hạn chế.
Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ thông tin hội nhập và tiếp cận thị trường để khai thác tốt thuế quan ưu đãi, đề tài đề xuất các giải pháp tập trung nâng cấp chuỗi cung ứng, từ vùng nguyên liệu cho đến xây dựng các thương hiệu với việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ trong quản lý để tạo sự phát triển bền vững và hiệu quả cho Cần Thơ và cả Vùng ĐBSCL
Trung tâm Thông tin KH&CN thành phố Cần Thơ
CTO-KQ2019-15/KQNC