Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình bắp-bò-trùn-lươn-gừng tại huyện Chợ Mới

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang

Tỉnh/ Thành phố

KS. Nguyễn Khương Trương

ThS. Tôn Thất Thịnh, ThS. Phạm Văn Phương, ThS. Phạm Danh Tướng, ThS. Lê Tấn Nhựt

Công nghệ sinh học trong nông nghiệp khác

01/01/2011

01/06/2012

2012

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ

23

Kết quả thực hiện dự án đã phần nào tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của nông dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, tận dụng phế liệu trong sản xuất nông nghiệp có hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường, tạo nguồn thu nhập cho nông dân để phát triển kinh tế gia đình, đặc biệt là các hộ nông dân nghèo. Mô hình nuôi trùn quế giúp cho việc sử dụng lượng chất thải ra từ quá trình chăn nuôi bò hiệu quả hơn, ngoài ra mô hình còn tạo ra được hai loại sản phẩm có giá trị là sinh khối và phân trùn. Với diện tích nuôi trùn 20 m2 có thể sử dụng hết lượng phân thải ra từ chăn nuôi 02 con bò. Sinh khối trùn thu được dùng làm thức ăn cho lươn trong giai đoạn nuôi thuần dưỡng và làm thức ăn bổ sung cho lươn trong giai đoạn nuôi thương phẩm rất hiệu quả, phân trùn được xem là loại phân sinh học có giá trị dinh dưỡng cao phù hợp cho nhiều loại cây trồng. Đối với mô hình nuôi lươn sử dụng thức ăn sinh khối trùn quế ở giai đoạn nuôi thuần dưỡng mang lại hiệu quả hơn so với làm thức ăn cho lươn giai đoạn nuôi thương phẩm. Mô hình trồng gừng trong túi nilon sử dụng cơ chất bổ sung phân trùn quế đạt hiệu quả, cây ít sâu bệnh, tiết kiệm nước tưới.

bắp,bò,trùn,lươn,gừng