liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

602.02-2018.300

2022-68-0100/KQNC

Thì và Thể tiếng Việt - soi xét từ góc độ cú pháp nanô

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Bộ Tài chính

Quốc gia

TS. Phan Thị Huyền Trang

GS. TS. Nguyễn Văn Hiệp; TS. Trịnh Hữu Tuệ

Nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam

01/02/2019

01/02/2021

2021

TP. Hồ Chí Minh

173 tr.

Vận dụng phương pháp tạo sinh luận để soi xét vấn đề Thì và thể tiếng Việt nhưng không nhằm mục đích thuần túy cung cấp tư liệu tiếng Việt để minh họa cho lí thuyết tạo sinh, mà hướng tới một mục tiêu cao hơn, đó là bám chắc vào đặc trưng loại hình học riêng biệt của tiếng Việt, lấy chính ngữ liệu tiếng Việt làm kim chỉ nam để kiểm nghiệm lại lý luận của ngữ học tạo sinh, từ đó có những đóng góp mới mẻ cho lí thuyết ngữ học nói chung. Cụ thể là, đưa vào tiếng Việt những sự khu biệt rạch ròi, tinh tế giữa Thì Hình thái và Thì Cú pháp, giữa các phương tiện đánh dấu Thì và Thể thuộc nòng cốt của động ngữ với những phương tiện đánh dấu nằm ở ngoại vi của động ngữ, giữa những chỉ tố tiền vị từ với những chỉ tố hậu vị từ, giữa Thể Hoàn thành và Thể Dĩ thành, giữa cấu trúc bề mặt và cấu trúc sâu v.v… Với mỗi một chỉ tố đánh dấu Thì và Thể, tác giả đã: bóc tách các lớp ý nghĩa để tìm ra cấu trúc ngữ nghĩa nội tại của nó, phóng chiếu cấu trúc ngữ nghĩa nội tại này lên cấu trúc ngữ đoạn tìm ra cái cơ chế diễn giải mối tương quan giữa Thì, Thể, Tình thái ở giao diện ngữ nghĩa ngữ pháp. Xuất phát từ chính cái đặc trưng đơn lập phân tích tính và cũng như cái đặc trưng thiên-chủ đề của tiếng Việt, chúng tôi có cơ sở thực nghiệm vững chắc để biện luận cho những đề xuất chỉnh sửa của mình đối với lí thuyết ngữ pháp tạo sinh nói chung.

Tiếng Việt; Thì; Thể; Hình thái; Cú pháp

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

20330