Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,223,864
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

103.01 – 2015.52

2019-48-987/KQNC

Thiết kế mang tính dự đoán vật liệu nano dựa trên quá trình tự lắp ghép và lắp ghép có định hướng trong các hệ vật chất mềm

Viện Cơ học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

TS. Nguyễn Đắc Trung

ThS. Trương Xuân Hùng, ThS. Nguyễn Thị Kiều Thu, ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, ThS. Lê Duy Minh, Kỹ sư. Nguyễn Dũng

Các vật liệu nano (sản xuất và các tính chất)

01/05/2016

01/05/2019

2020

Hà Nội

8 tr. + Phụ lục

Xác định các quy luật chung của sự tạo thành các cấu trúc nano cụ thể, nhiều khả năng sẽ được sử dụng trong công nghệ nano tương lai như các thiết bị lượng tử quang học, xử lý rác thải bằng phương pháp sinh hóa, cảm biến sinh học, dự trữ năng lượng và vận chuyển thuốc trong cơ thể. Trên phương diện lý thuyết, các kết quả và phương pháp đề xuất của đề tài sẽ là các bằng chứng về mặt nguyên lý cho việc thiết kế hợp lý vật liệu nano bằng cách tiếp cận từ dưới lên. Về thực tiễn, đề tài cung cấp những chỉ dẫn hữu ích cho những nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về thiết kế vật liệu nano tương lai. Cụ thể hơn, đối với các nghiên cứu về các cấu trúc nano có khả năng kết cấu lại để đáp ứng với thay đổi của môi trường, nghiên cứu đem lại những thông tin ở mức độ phân tử về quá trình chuyển đổi thuận nghịch giữa các cấu trúc, và từ đó đề xuất những quá trình tự chuyển đổi hiệu quả cho những cấu trúc nano mong muốn. Đối với các nghiên cứu về các cấu trúc nano tạo thành trong các hệ bề mặt, mục tiêu là tìm ra mối liên hệ giữa các thông số của không gian hẹp (confinement) (ở đây là mức độ tương tác của các phần tử lắp ghép với bề mặt), và của trường tác động bên ngoài (lắp ghép có định hướng) với các cấu trúc tạo thành, dưới dạng các đồ thị pha. Các đồ thị pha thu được từ mô phỏng của chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các nghiên cứu trong tương lai về quá trình lắp ghép có định hướng trong các hệ bề mặt. Cuối cùng, đối với các nghiên cứu về các cấu trúc tạo thành tại trạng thái cân bằng, mục tiêu là dự đoán được quá trình tự lắp ghép của các phần tử lắp ghép mới và phức tạp, mà các mô hình giải tích hiện tại chưa thể giải quyết trong tương lai gần. Do các mô hình tính toán được phát triển dựa trên cơ sở các phần tử lắp ghép và quá trình đã có trên thực tế, các kết quả và phương pháp đạt được trong đề tài nay có thể được kiểm chứng bằng thực nghiệm trong tương lai gần.

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

16547