
- Nghiên cứu công nghệ sản suất mầu TiO2 chất lượng cao theo phương pháp phân giải ilmenit bằng amoni florua
- Tập I - Đập dàn cọc (giải pháp công nghệ tạo nguồn nước vùng ven biển)
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng - CĐ4: Cơ sở khoa học của các giải pháp tổng thể phòng chống lũ lụt và kế hoạch cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp
- Nghiên cứu thực trạng thoát lũ và giải pháp phòng chống lũ cho đồng bằng Bắc bộ
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn trọng điểm vùng Đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ - Kết quả thu thập điều tra nghiên cứu thực địa chỉnh lý và phân tích tài liệu đại hình địa chất khí tượng t
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương
- Địa chí Đồng Nai Tập 5: Văn hóa - Xã hội Đồng Nai
- Nguồn lực và các động lực phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Ứng dụng năng lượng mặt trời lắp đặt hệ thống cảnh báo giao thông tại huyện Đạ Tẻh
- Đánh giá tính thích ứng của một số tổ hợp bông lai kháng sâu rầy tại một số tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTXH.01/20
03/2023/KQNC
Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển âm nhạc dân gian các dân tộc thiểu số bản địa tỉnh Phú Yên (ÊĐê, Chăm H’Roi, BaNa)
Trường đại học Phú Yên
Sở Khoa học và Công nghệ
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Trần Thị Hồng Vân
TS. Đào Nhật Kim, ThS. Nguyễn Xuân Thành, ThS. Phạm Phước Triêm, Nguyễn Ngọc Quang, ThS. Trần Đình Lộc, ThS. Trần Thị Thu Hà
Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, văn hoá các dân tộc ít người Việt Nam
01/10/2020
01/10/2022
2022
Trường Đại học Phú Yên
Các dân tộc Ê Đê, Chăm H’roi, Ba Na ở Phú Yên bên cạnh các phong tục tập quán, nét văn hóa… họ có một kho tàng âm nhạc dân gian rất phong phú bao gồm các sử thi, những bài dân ca, những điệu múa và hệ nhạc khí vô cùng độc đáo và đa dạng. Hầu hết trong sinh hoạt, nghi lễ thì loại hình nghệ thuật dân gian này đều được người dân sử dụng. Đó là tài sản vô giá, phản ảnh thế giới quan, nhân sinh quan của một cộng đồng dân tộc trong mối quan hệ tương thích với môi trường sống, được tích tụ, gìn giữ trong toàn bộ quá trình lịch sử phát triển. Âm nhạc dân gian Phú Yên nói chung, âm nhạc dân gian các dân tộc Ê Đê, Chăm H’roi, Ba Na ở Phú Yên nói riêng là di sản văn hóa phi vật thể vô cùng giá. Đó là tài sản tinh thần to lớn, là cốt cách, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy cần có giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian dân tộc Ê Đê, Chăm H’roi, Ba Na ở Phú Yên để gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phổ biến của các phương tiện nghe nhìn hiện đại, các chương trình âm nhạc mới, hấp dẫn trên truyền hình, các trang mạng xã hội..., nền âm nhạc dân gian các dân tộc thiểu số bản địa Ê Đê, Chăm H’roi, Ba Na ở Phú Yên đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Bảo tồn các giá trị âm nhạc dân gian các dân tộc thiểu số bản địa Ê Đê, Chăm H’roi, Ba Na của tỉnh Phú Yên. là một quá trình lâu dài, liên tục, đòi hỏi sự vào cuộc của nhà nước, các cấp quản lý thông qua những cơ chế, chính sách, các nguồn lực phục vụ quá trình bảo tồn cũng như đưa ra các giải pháp để phát huy các giá trị đó lên những tầm cao mới, phù hợp với xã hội đương đại. Để các thế hệ mai sau vẫn có thể tiếp cận, giữ gìn, phát huy giá trị âm nhạc dân gian phù hợp cuộc sống hiện đại. Việc bảo tồn các giá trị âm nhạc dân gian các dân tộc thiểu số Ê Đê, Chăm H’roi, Ba Na của tỉnh Phú Yên đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sở Khoa học và Công nghệ
PYN-2020-023