liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

14/2021.CS

Thực trạng và giải pháp kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

Bộ Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

BS CKII. Chu Thị Hường

Bs. Nguyễn Đức Thắng; Bs. Đào Thị Thu Hường; Bs. Hoàng Thị Thúy Điệp; CN. Tạ Thị Sửu

Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế

01/01/2021

01/10/2021

2021

Bắc Giang

102

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá gây tăng đường huyết mạn tính do thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối của tuyến tụy. Theo thống kê, ĐTĐ type 2 đang gia tăng một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. Tỉ lệ bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới năm 2000 là 2,8% với 171 triệu người mắc, tăng lên 8,3% với 366 triệu người mắc năm 2011 và dự đoán sẽ tăng lên 9,9% với hơn 552 triệu người mắc vào năm 2030. Trong số các bệnh nhân bị ĐTĐ thì hơn 90% bệnh nhân bị ĐTĐ type 2. Theo Hiệp hội ĐTĐ quốc tế thì dự kiến đến năm 2030 sẽ có khoảng 439 triệu bệnh nhân ĐTĐ type 2 trên toàn thế giới. Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh ĐTĐ rất nhanh. Theo báo cáo của Bộ Y tế thì tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam đang tăng mạnh từ 2,7% (năm 2001) lên tới 5,7% (năm 2008)
Với việc đô thị hóa, hiện đại hóa và thay đổi chế độ sinh hoạt sẽ làm cho tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ type 2 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày một gia tăng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện đa khoa hạng I trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, bệnh viện đã tổ chức khám, chữa bệnh cho hàng ngàn lượt bệnh nhân, trong đó có triển khai quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân ĐTĐ. Nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều trị bệnh nhân ĐTĐ type 2, giảm thiểu biến chứng và gánh nặng kinh tế, xã hội; Bệnh viện Đa khoa tỉnh nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang”
Kết quả nghiên cứu thấy: tỉ lệ bệnh nhân kiểm soát glucose lúc đói mức độ đạt là 40,4%; kiểm soát HbA1c mức độ đạt là 36,2%. Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng Metformin 60,2%, sulphonylure 32,8%, alpha glucosidase inhibitor 8,2% và insulin là 69,4%. Tỉ lệ bệnh nhân dùng 1 loại thuốc là 43,0%, 2 loại thuốc 43,2%, 3 loại thuốc 13,6% và 4 loại thuốc 0,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với nghiên cứu của Đào Bích Hường (2014) với: nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là Sulphonylurea 74,5%, thứ 2 là Metformin 69,5%, Insulin 13%. Nhóm thuốc ít được sử dụng nhất là nhóm ức chế glucosidase 5%. Lý giải sự khác biệt này theo chúng tôi là do thời gian mắc bệnh của bệnh nhân trong nghiên cứu này lâu hơn và tỉ lệ mắc bệnh kèm theo cũng chiếm cao hơn. Chính do đặc điểm mẫu như vậy nên tỉ lệ dùng Insulin chiếm cao nhất, tiếp theo là Metformin. Đối chiếu kết quả sử dụng thuốc đối chiếu tỉ lệ kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu thấy còn có bất cập. Bên cạnh đó là tình trạng thầy thuốc có thể chưa tiếp cận được với các phác đồ, các nhóm thuốc ĐTĐ mới và có thể giá thành của các loại thuốc mới còn đắt, chưa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bệnh nhân và không được cấp trong BHYT. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu cứu định tính: “...có đấy thuốc mới đấy nhưng mà phải mua vì không có trong bảo hiểm y tế...”. Như vậy, rõ ràng cần phải tập huấn cập nhật kiến thức về quản lý điều trị ĐTĐ cho cán bộ y tế; bổ sung danh mục thuốc điều trị ĐTĐ trong BHYT; tăng cường tư vấn về tuân thủ điều trị cho bệnh nhân là những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ. Kết quả này cũng phù hợp với chiến lược của Bộ Y tế: Bổ sung, cập nhật nội dung đào tạo về phòng, chống bệnh ĐTĐ, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực phòng, chống bệnh ĐTĐ cho đội ngũ CBYT phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Bảo đảm đào tạo và đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng chống ĐTĐ

Kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân tiểu đường

Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

NVCS100/2021