liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

000.00.16.G06-220616-0014

2022-62-0637/NS-KQNC

Tôn giáo tín ngưỡng với di sản văn hóa ở Việt Nam

Viện Nghiên cứu Tôn giáo

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Bộ

TS. Phạm Thị Thủy Chung

ThS. Phạm Thị Phương Anh, TS. Hoàng Văn Chung, TS. Nguyễn Thị Quế Hương, ThS. Hoàng Thị Bích Ngọc

Nghiên cứu tôn giáo

01/03/2021

01/12/2021

2021

Hà Nội

175 tr.

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản vô cùng quý giá được tích lũy và trao truyền qua nhiều thế hệ các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong đó, di sản tôn giáo, tín ngưỡng có một vị trí đặc biệt. Thông qua những nội dung đã được nhiệm vụ bàn luận. Di sản văn hóa, di sản tôn giáo, tín ngưỡng đáp ứng đầy đủ các chức năng của di sản văn hóa như lưu giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc; giáo dục lịch sử và truyền thống dân tộc qua các thế hệ; tôn vinh và quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ quốc gia; làm phong phú các sản phẩm văn hóa, du lịch và thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, với vai trò nắm giữ bản sắc của các thực thể tôn giáo, tín ngưỡng, di sản tôn giáo, tín ngưỡng còn thực hiện chức năng của một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, đó là đáp ứng nhu cầu tâm lý, tình cảm của con người; giáo dục nhân cách, lối sống, đạo đức và văn hóa ứng xử của con người; giúp con người xây dựng nhận thức về thế giới và xã hội; kết nối các cá nhân và cộng đồng. Với vai trò kép như trên, có thể nói, di sản tôn giáo, tín ngưỡng là một loại hình di sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và có ảnh hưởng tích cực góp phần vào việc tạo ra sự cân bằng, ổn định và phát triển bền vững.

Di sản văn hóa; Di sản tôn giáo; Tín ngưỡng; Văn hóa; Đạo đức

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

20867