- Nhân giống vô tính cây cao su invitro
- Xây dựng mô hình ứng dụng chất xử lý nước PAC-HAPI phục vụ sản xuất nước sạch nông thôn tại xã Cổ Am huyện Vĩnh Bảo
- Cân bằng năng lượng tổng thể và chính sách năng lượng Quốc gia đến 2005 (Phần: Phân loại huyện điện khí hóa)
- Ứng dụng qui trình sản xuất giống cá rô phi đơn tính và xây dựng qui trình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm tại Trà Vinh
- Nghiên cứu và chế tạo xe chở rác cỡ nhỏ chạy bằng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG
- Nghiên cứu xác định độ tồn lưu và lan tỏa của dioxin nguồn gốc từ chất da cam tại Biên Hòa và Đà Nẵng và sự khác biệt đặc trưng của dioxin từ nguồn phát thải khác; đề xuất giải pháp ngăn chặn phơi nhiễm dioxin
- Một số vấn đề về phụ nữ với gia đình và sự bình đẳng giới ở tỉnh Kon Tum
- Nghiên cứu đề xuất quy trình chẩn đoán phòng và trị bệnh cá Điêu hồng (Oreochromis sp) nuôi trong bè ở tỉnh Vĩnh Long
- Tổng hợp xúc tác lưỡng kim loại/zeolit họ chabazite cho phản ứng khử xúc tác chọn lọc (SCR) NOx với NH3
- Sự tiến hóa thành phần vật chất và chế độ địa động phần rìa địa khối Indosinia ở Việt Nam trong mối tương tác các cấu trúc địa chất kế cận
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
03/GCN-KQNV
Tuyển chọn cây Trám đen ưu tú xây dựng mô hình nhân giống trồng mới và thâm canh Trám đen tại huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hữu Lũng
UBND Tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Lương Văn Bính
ThS. Lương Văn Bính; KS. Nông Thị Kim Liên; KS. Linh Thu Hường; KS. Nông Khắc Tạo; ThS. Đào Thị Liên; TS. Lê Thị Mỹ Hà; ThS. Nguyễn Thị Diệu Thúy; ThS. Nguyễn Thị Thu Hường; ThS. Hoàng Thị Hoài; KS. Nguyễn Quốc Tuấn; Ngô Việt
Khoa học nhân văn khác
01/01/2018
01/12/2020
2020
Hữu Lũng-Lạng Sơn
68 tr
Đã tuyển chọn được 18 cây trám đen ưu tú, khai thác cành ghép và nhân giống bằng phương pháp ghép nêm đoạn cành, kết quả đã sản xuất được 2.500 cây giống Trám đen ghép có chất lượng tốt phục vụ trồng mới cây Trám ghép tại huyện Hữu Lũng.
Đã xác định thời gian ghép Trám đen vào 15-20/11 cho tỷ lệ bật mầm cao nhất đạt 72,67 – 76%. Ở thời vụ ghép từ 7-10/4 tỷ lệ bật mầm đạt 68 - 72%. Thời gian ghép từ 6-14/8 tỷ lệ bật mầm thấp 21,3 - 23,3%. Thời gian ghép từ 4-12/2 có tỷ lệ bật mầm kém nhất chỉ đạt 13,3 - 14%.
Đã xây dựng quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hái trám đen tại Hữu Lũng.
Sử dụng phân bón với liều lượng 30kg phân chuồng + 2,0kg NPK là thích hợp cho sinh trưởng, năng suất thực thu cao nhất đạt 33,91 – 36,46 kg/cây, năng suất tăng 39,44 – 41,47% so với đối chứng năng suất chỉ đạt 23,97 – 26,33 kg/cây.
Áp dụng biện pháp cắt tỉa đã làm tăng số quả/chùm, khối lượng quả, số chùm quả/cây và năng suất của Trám đen. Năng sất thực thu đạt 33,95 – 35,05 kg/cây, tăng 30,42 – 36,82% so với đối chứng không cắt tỉa chỉ đạt 25,62 – 26,03kg/cây.
Sử dụng biện pháp thu hái bằng phun chế phẩm ethrel nồng độ 0,14% không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa, đậu quả vào năm sau. Sau phun 67,2 - 68,6 giờ chỉ cần tác động nhẹ quả có thể rụng mà không cần tốn nhiều công thu hái, rút ngắn thời gian thu quả chỉ còn từ 1,2 - 1,3 giờ, giảm 2,5 - 3 lần so với thời gian thu hái tự nhiên.
Đã xây dựng được 1 ha (300 cây) mô hình thâm canh ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trên cây Trám đen. Năm 2020 năng suất của mô hình đạt 34,5 kg/cây, tăng 35,64% so với sản xuất đại trà. Hiệu quả kinh tế của mô hình thâm canh đạt tổng doanh thu 517,5 triệu đồng, lãi thuần đạt 484,58 triệu đồng. Lợi nhuận thu được trên đơn vị diện tích cao gấp hơn 1,41 lần so với lối canh tác ít đầu tư của người dân hiện đang áp dụng.
Đã xây dựng 5ha (2500 cây) mô hình trồng mới giống Trám đen ghép tại huyện Hữu Lũng, cây sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại. Sau 15 tháng trồng cây có chiều cao là 142,7 cm, đường kính tán là 101,6 cm, đường kính gốc là 2,57 cm.
Đã tổ chức đào tạo tập huấn 02 lớp về “Kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hái Trám đen tại Hữu Lũng” cho 80 nông dân của xã Đô Lương và xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Trám đen Hữu Lũng; nhãn hiệu tập thể
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
LSN-2021-003