
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường xuất khẩu cho một số cây ăn quả: măng cụt dứa thanh long nhãn vải và xoài
- Tác động của ý thức thuộc về đến sự gắn kết xã hội của lao động trẻ di dân tại TP Hồ Chí Minh hiện nay
- Nghiên cứu và ứng dụng mã vạch 2 chiều (mã QR) trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngành da - giầy Việt Nam
- Nghiên cứu xây dựng kiến trúc nền tảng hỗ trợ phát triển dịch vụ công trực tuyến tại Bộ KH&CN Triển khai thử nghiệm 15 dịch vụ công trực tuyến tại Bộ KH&CN
- Hoàn thiện công nghệ chế tạo một số sản phẩm cao su kỹ thuật (khe co giãn cao su cốt bản thép cho cầu đường bộ và gioăng kính nhà cao tầng)
- Khảo nghiệm chọn lọc nâng cao độ thuần và áp dụng rộng một số giống lúa cao sản phục vụ sản xuất thâm canh tại Hưng Yên vụ mùa 2005
- Chỉ số chính quy Castelnuovo-Mumford và cấu trúc của một số lớp vành và môđun đặc biệt
- Đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm lân hữu cơ carbamate và cúc tổng hợp trên các sông rạch chính tại tỉnh Hậu Giang
- Nghiên cứu hệ thống giải pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý trường THCS thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu sản xuất viên nén Amlodipin với sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng và phần mềm thông minh



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
03/KQNC-TTKHCN
Tuyển chọn chủng Bacillus subtilis bản địa có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh đường tiêu hóa trên gà
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố Cần Thơ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Nguyễn Đức Hiền
ThS. Nguyễn Ngọc Phú Vinh; CN. Huỳnh Văn Hoài; ThS. Nguyễn Thị Bé Lan; PGS.TS. Trần Nhân Dũng; PGS.TS. Võ Văn Sơn; ThS. Lê Thị Hải Yến; KS. Thái Phong; ThS. Trịnh Thị Ngọc Duyên;
Thú y
11/2016
10/2018
2019
Cần Thơ
250
Đề tài “Tuyển chọn chủng Bacillus subtilis bản địa có hiệu quả trong phòng trị bệnh đường tiêu hóa trên gà” được thực hiện từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2018 với mục đích phân lập chủng vi khuẩn B. subtilis có tiềm năng probiotic thích hợp cho gia cầm từ đất và phân của trại gà. Nghiên cứu này nhằm tìm biện pháp mới thay thế kháng sinh trong phòng và trị bệnh, nâng cao năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi gà công nghiệp, giảm bớt nguy cơ lan rộng các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh trong tự nhiên.
Đề tài đã phân lập được 296 chủng vi khuẩn từ 140 mẫu đất và 140 mẫu phân gà thu thập tại các trại gà thuộc 7 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Các chủng vi khuẩn này được chọn lọc qua kiểm định sinh lý, sinh hóa với các chỉ tiêu như: âm tính với lecithinase, dương tính với catalase, amylase, cellulase, VP (VogesProskauer), và chịu nhiệt cao (phát triển được ở 50oC); và được định danh bằng bộ kít API CH50B (Biomerieux-France) kết hợp với kỹ thuật sinh học phân tử giải trình tự gen 16S rRNA (sử dụng phần mềm BLAST so sánh trình tự gen trên cơ sở dữ liệu NCBI). Kết quả phân tích cho thấy đã chọn ra được 30 chủng vi khuẩn đạt chỉ tiêu về mặt sinh lý, sinh hóa theo yêu cầu và về mặt định danh có mức độ tương đồng của gene 16S rRNA cao (≥ 99%) với B. subtilis. Nhằm tuyển chọn chủng vi khuẩn có tiềm năng probiotic, 30 chủng B. subtilis tuyển chọn đã được khảo sát các đặc điểm đặc trưng cho vi khuẩn probiotic như: tính nhạy cảm kháng sinh (erythromycin, gentamycin, neomycin, oxytetracyclin, doxycyclin, colistin, sulfadimidin - trimethoprim, norfloxacin, enrofloxacin), tính chịu nhiệt (phát triển ở nhiệt độ từ 50-60oC), khả năng sinh enzyme ngoại bào (amylase, protease, lipase), khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh (E. coli, S. enterica, Staphylococcus spp., Streptococcus spp.), khả năng chịu pH acid dạ dày (pH 2,0), khả năng chịu muối mật 0,3%, khả năng bám dính (tự bám dính, bám dính với vi khuẩn gây bệnh, bám dính tế bào biểu mô ruột) và khả năng sống được trong đường tiêu hóa gà. Kết quả cho thấy trong 30 chủng vi khuẩn khảo sát, B. subtilis VL28 thể hiện tốt nhất các đặc tính probiotic; do vậy, chủng này được chọn để sử dụng trong thử nghiệm thức ăn bổ sung probiotic cho gà. Vi khuẩn B. subtilis VL28 mật độ 107 CFU/g với liều lượng 5 g/kg thức ăn được bổ sung vào thức ăn cho gà ở độ tuổi 1-56 ngày cho thấy hiệu quả tăng trọng của gà đạt 11,7%, đồng thời lượng thức ăn sử dụng giảm 16,8% so với đối chứng nuôi bằng thức ăn không bổ sung vi khuẩn. Bên cạnh đó, gà 18 ngày tuổi lây nhiễm với S. enterica (liều 7,5x104 CFU/mL/gà) và E. coli (liều 5,0x106 CFU/mL/gà), được nuôi với thức ăn có bổ sung B. subtilis VL28 với liều như trên có khả năng tăng ii trọng và tỉ lệ sống tương đương với điều trị bằng kháng sinh enrofloxacin và oxytetracyclin. Các kết quả này cho thấy chủng B. subtilis VL28 phân lập và tuyển chọn được trong đề tài này có tiềm năng probiotic rất lớn, chủng này có thể sử dụng để thay cho kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh đường tiêu hóa ở gia cầm.
Áp dụng qui trình sử dụng B. subtilis VL28 cho 3 hộ dân nuôi gà thả vườn và 3 trại nuôi tập trung tại ấp Hòa Thới, xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đã cho kết quả tốt, tăng trọng hơn so với đối chứng và không có dịch bệnh xảy ra trong suốt vụ nuôi.
Trình tự gen 16S rRNA của B. subtilis VL28 đã được đăng ký trên ngân hàng gen của NCBI với mã số truy cập là KY346980.
B. subtilis; gà; phân lập; định danh; probiotic
Trung tâm Thông tin KH&CN thành phố Cần Thơ
CTO-KQ2019-03/KQNC