liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

02/2016

Ứng dụng chế độ cạo nhịp độ thấp đối với vườn cây cao su mới mở cạo trên một số dùng vô tính trồng phổ biến tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

Cơ sở

ThS. Nguyễn Thị Huệ Thanh

ThS. Nguyễn Thị Hoàng Vân, ThS. Nguyễn Năng, KS. Nguyễn Quốc Cường, KS. Chu Đăng Khoa, KS. Hoàng Thăng Long, KS. Phạm Thị Kim Loan, KS. Huỳnh Tấn Khách, KS. Lê Võ Ngọc Diễm

Cây công nghiệp và cây thuốc

01/01/2012

01/06/2015

2016

130

Nội dung 1: “Đánh giá khả năng đáp ứng sản lượng đối với nhịp độ cao và tần số kích thích khác nhau trên một số dùng vô tính trồng phổ biến” được thực hiện ở vườn cây năm đầu mở cạo trên dòng vô tính PB 260  tại lô E11 thuộc nông trường cao su Cẩm Đường và hai dòng vô tính RRIV 3, RRIV 4 tại lô N4, 04 thuộc nông trường cao su Ông Quế - Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, gồm 21 ô cơ sở. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Sản lượng, hàm lượng cao su khô (DRC 5) các thông số sinh lý mủ, sinh trưởng vanh thân, khô mặt cạo, hao dăm cạo mủ.
Kết quả cho thấy: Các nghiệm thức  cạo nhịp d4 có năng suất cá thể và năng suất lao đông cao hơn so với các nghiệm thức cạo d3, DRC % của nhóm nghiệm thức d4 có biểu hiện cao hơn so với các nghiệm thứcd3; tình trạng sinh lý của hệ thống thống ống mủ thôn qua các thông số về hàm lượng đường, lân vô cơ, thiols và tổng hàm lượng chất rắn (TSC) chưa có những biến đổi bất thường; tỷ lệ khô mặt cạo trên các  vườn thí nghiệm xuất hiện chưa đáng kể; sinh trưởng vanh thân tốt trên cả ba dòng vô tính, mức độ tiêu hao vỏ cạo trên bảng cạo từng năm của các nghiệm thức d4 ít hơn nhóm nghiệm thức d3, do tổng số lát cạo trọng từng năm của nhóm nghiệm thứ d4 ít hơn.
Nội dung 2: Ứng dụng chế độ cạo nhịp độ thấp ở diện rộng quy mô sản xuất được triển khai thực hiện tại nông trường cao su Long Thành với dòng vô tính VM 515 chiếm đa số. Thực nghiệm gồm hai nghiệm thức được bố trí theo kiểu thực nghiệm đồng ruộng, gồm các chỉ tiêu theo dõi: sản lượng, DRC% các thông số sinh lý mủ, khô mặt cao, vanh thân, hao dăm cạo mủ.
Kết quả cho thấy: Nghiệm thức cạo nhịp độ d4 có năng suất cá thể và năng suất lao động cao hơn 22% so với nghiệm thức cạo nhịpđộ d3, do ít hơn về số lát cạo nên năng suất quần thể của nghiệm thức d4 chỉ bằng 92% sô với nghiệm thức d3, hàm lượng cao su khô cảu hai nghiệm thức  tương đương nhau; các thông số sinh lý mủ không có những biến đổi bất thường; nghiệm thức cạo nhịp độ d4 có tỷ lệ câ khô mặt cạo từng phần cao hơn nhịp độ d3, trong khi tỷ lệ khô mặt cạo toàn phần là tương đương nhau;về hiệu quả kinh tế, thu nhập của người côn nhân tăng thêm 8% và giảm 25 % nhu cầu lao động, giúp Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai giải quyết được sự thiếu hụt lao động cạo mủ và giảm giá thành sản phẩm trước khi chế biến.
 

cạo nhịp, vườn cây, Cao su

DNI - 02 -2016