liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

DTCN/18/2016

Ứng dụng công nghệ GIS và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) trong phân vùng thích nghi đất đai cho cây ba kích tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên

UBND Tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh/ Thành phố

TS. Vũ Thị Thanh Thủy

ThS. Nguyễn Thế Huấn; ThS. Nguyễn Quang Thi; ThS. Phạm Văn Tuấn; KS. Phan tiến Hùng; ThS. Nông Thu Huyền; ThS. Quách Thị Hoe

Cây công nghiệp và cây thuốc

01/07/2016

01/07/2018

2018

Thái Nguyên

52 tr. + Phụ lục

Đặc tính sinh học của cây Ba Kích, thông qua kết quả điều tra trực tiếp, phỏng vấn các chuyên gia đã bước đầu đưa ra được một số tiêu chí sinh thái của cây Ba Kích. Cây Ba Kích thích hợp phát triển trên đất đỏ vàng (Fs), có pH từ 5-5,5, hàm lượng mùn lớn hơn 2%, thoát nước tốt, có chế độ tưới tiêu chủ động, đặc biệt cây phải được che bóng những năm đầu tiên. Áp dụng phương pháp AHP để tính trọng số cho các chỉ tiêu đất đai cho thấy chỉ tiêu hàm lượng mùn có tác động đến sự sinh trưởng cũng như chất lượng dược chất với 45,4%, tiếp đến là loại đất với 20,4%, sau đó là chế độ tưới với 15%, độ dốc 9,98%, pHkcl 9,1%. Như vậy vai trò của hàm lượng mùn cũng như loại đất có vai trò rất quan trọng đối với cây Ba Kích. Qua ứng dụng công nghệ GIS kết hợp trọng số của các tiêu chí thích nghi đất đai cho kết quả: Phú lương không có diện tích đất rất thích nghi cho cây Ba Kích (S1), do hạn chế bởi yếu tố hàm lượng mùn và chế độ tưới. Diện tích thích nghi là 6615,64 ha, chiếm 17,94 % tập trung tại một số xã như Vô Tranh, Phủ Lý, Tức Tranh, Ôn Lương, Yên Đổ, Phấn Mễ, Động Đạt, Hợp Thành. Những diện tích thích nghi cần có biện pháp khắc phục về chế độ tưới cũng như bón phân để tăng hàm lượng mùn cho đất. Cần có các giải pháp về kỹ thuật cũng như chính sách để xây dựng thương hiệu, quy hoạch cũng như phát triển vùng trồng tập trung.

Cây ba kích; Công nghệ GIS; Phân tích thứ bậc; Đất đai; Thích nghi

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

TNN-004-2019