• Kết quả thực hiện nhiệm vụ

04/GCN-TTKHCN

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn nước nuôi thâm canh lươn đồng (Monopterus albus) tại thành phố Cần Thơ

Trường Đại Học Cần Thơ

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Phạm Thanh Liêm

GS.TS. Nguyễn Thanh Phương; PGS.TS. Bùi Minh Tâm; PGS.TS. Lam Mỹ Lan; ThS. Nguyễn Thanh Hiệu

Khoa học nông nghiệp

01/06/2018

01/02/2021

2021

Cần Thơ

80

Nhằm xây dựng và quảng bá mô hình ứng dụng công nghệ tuần hoàn nước nuôi thâm canh lươn đồng đạt năng suất và chất lượng cao, Dự án “Ứng dụng công nghệ tuần hoàn nước nuôi thâm canh lươn đồng (Monopterus albus) tại thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 6/2018 đến tháng 11/2020. Kết quả đã xác định được mật độ phù hợp để ương lươn giống cỡ 2-3 g lên cỡ giống 30 g trong RAS là từ 2.000-2.500 con/m3 (400-500 con/m2 với mức nước 20 cm), tỉ lệ sống đạt từ 70% trở lên. Mật độ phù hợp khi nuôi lươn trong RAS là 400-600 con/m3 (200-300 con/m2 với mức nước 0,5 m), trong khoảng mật độ này tăng trưởng, tỉ lệ sống và FCR không khác biệt, tỉ lệ sống đạt trên 70%. Kết quả thực nghiệm nuôi lươn trong RAS với cỡ lươn 30 g/con, mật độ nuôi 200 con/m2 làm cơ sở cho xây dựng quy trình nuôi cho thấy lươn đạt cỡ 160-185 g sau 8 tháng nuôi (tăng trưởng từ 0,53-0,61 g/ngày), tỉ lệ sống 88,0-90,7% và FCR dao động từ 1,48 đến 1,57. Năng suất đạt 20,3-25,7 kg/m2. Lượng nước sử dụng sản xuất giảm 16,8-20 lần so với quy trình nuôi thay nước và hiệu suất lợi nhuận đạt 40,5-53,2% sau khi khấu trừ chi phí xây dựng hệ thống. Đã xây dựng được quy trình nuôi lươn trong RAS đạt năng suất 25-30 kg/m2, lươn đạt cỡ 150 g sau 6 tháng nuôi từ lươn
giống cỡ 30 g. Kết quả vận hành 2 mô hình nuôi theo quy trình với mật độ 200 và 300 con/m2 cho kết quả về năng suất, tỉ lệ sống lần lượt là 25,5 và 41,9 kg/m2; 78,5 và 82,9%. Hiệu suất lợi nhuận tương ứng đạt 38,1 và 59,8% sau khi khấu trừ chi phí xây dựng hệ thống. Kết quả này đã được tập huấn, chuyển giao cho các hộ nuôi lươn và cán bộ kỹ thuật của các đơn vị liên quan ở TP. Cần Thơ.
 

Công nghệ tuần hoàn nước; Lươn đồng; Monopterus albus

Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ

CTO-2022-02