- Theo dõi độ nhạy cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo và thử nghiệm máy biến áp 110kV công suất 25000kVA
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo robot lau kính nhà cao tầng
- Ứng dụng công nghệ chế biến trái cây sấy dẻo để tạo các sản phẩm chế biến định hình tận dụng nguồn nguyên liệu tại thành phố Cần Thơ
- Nghiên cứu chế tạo vắc xin cúm gia cầm A H5N1 vô hoạt bằng chủng phân lập tại Việt Nam
- Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Serratia nematodiphila CT-78 đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa ở Cần Thơ
- Động lực học và điều khiển phi tuyến cần trục container gắn trên nền đàn hồi có kể đến sự co giãn của cáp nâng
- Hành vi ủng hộ xã hội ở thanh niên Việt Nam
- Tìm hiểu một số nhân tố xã hội chủ nghĩa trong lịch sử tư tưởng ở Việt Nam
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất tiêu chí xác định chức năng nguồn nước phục vụ việc triển khai thi hành Luật tài nguyên nước
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2021-008-NS/KQNC
Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp nhà màng trong canh tác dưa lưới tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy
UBND Tỉnh Tiền Giang
Cơ sở
ThS. Nguyễn Thị Lạc
KS. Nguyễn Thị Bé, KS. Nguyễn Hữu Phước, KS. Đoàn Thị Tuyết Phương, KS. Trịnh Thị Cẩm Nhung, KS. Phan Văn Thật
Khoa học nông nghiệp
01/06/2020
01/08/2021
2021
tỉnh Tiền Giang
- Đã chọn được nông hộ phù hợp để tham gia dự án (ông Châu Ngọc Hải - ấp 2, xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đối ứng kinh phí thực hiện dự án. Xây dựng nhà màng 800 m2và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho việc canh tác cây dưa lưới. Tiếp nhận quy trình công nghệ canh tác dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt.
- Dự án đã triển khai cho nông hộ canh tác và đánh giá hiệu quả kinh tế qua 03 vụ trồng. Kết quả thu được rất tốt, vượt hơn so với mục tiêu ban đầu đề ra. Cụ thể:
+Vụ 1: thu hoạch được 2.583 kg sản phẩm (đạt 134,5% so với mục tiêu 663 kg), trong đó dưa loại 1 là 2.483 kg (đạt 161,7% so với mục tiêu 947 kg);
+ Vụ 2 thu hoạch được 1.965 kg sản phẩm (đạt 102,3% so với mục tiêu 45 kg) trong đó dưa loại 1 là 1.578 kg (đạt 100,3% so với mục tiêu 06 kg);
+ Vụ 3 thu hoạch được 2.424 kg sản phẩm (đạt 126,3% so với mục tiêu 504kg) trong đó dưa loại 1 là 2.424 kg (đạt 125% so với mục tiêu 485 kg).
Sản phẩm (trái dưa lưới) đạt chất lượng theo Thông tư 50/2016/TT-BYT “Quy định, giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV trong thực phẩm) về dư lượng thuốc BVTV (lân hữu cơ, carbamate); sản phẩm dưa lưới loại 1 đạt 93,01% sản lượng.
Nông hộ nhận chuyển giao công nghệ đã tiếp thu được quy trình kỹ thuật canh tác dưa lưới, nông hộ có thể tự sản xuất được ở vụ tiếp theo.
- Đồng thời, dự ánđã tổ chức 01 buổi tập huấn và 01 buổi hội thảo hội thảo giới thiệu về quy trình canh các dưa lưới, hiệu quả kinh tế và tiềm năng của mô hình canh tác dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt với 25 hộ tham gia tập huấn và 25 hộ dân tham gia hội thảo trên địa bàn huyện Cai Lậy.
- Mô hình trồng Dưa lưới đang là hướng đi mới cho nền nông nghiệp đô thị, giải quyết nhu cầu sử dụng trái sạch, đạt chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
- Hiện tại việc trồng trọt theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tạo sản phẩm chất lượng, an toàn cho sức khỏe đang có sức hấp dẫn mạnh không chỉ nông dân mà còn các doanh nghiệp. Trong khuôn khổ của Dự án sản xuất thử nghiệm, mô hình điểm canh tác Dưa lưới sẽ được thiết lập với hệ thống tưới tự động, tiết kiệm công lao động, nước tưới, các cây được trồng trong bầu thuận lợi cho việc chăm sóc và tham quan học tập kinh nghiệm. DASXTN sẽ tổ chức hội thảo giới thiệu và mở các lớp tập huấn để phổ biến hiệu quả kinh tế, quy trình kỹ thuật đến với người dân, nhân rộng mô hình khi có đơn vị hay người dân yêu cầu, nhất là tập trung chuyển giao cho các thành viên cho 5 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện với qui mô mỗi hợp tác xã 01 mô hình.
công nghệ; tưới nhỏ giọt; nhà màng; dưa lưới
2021-CS-03/KQNC