
- Nghiên cứu tiếp thu công nghệ tiên tiến để đấu nối và tổ chức khai thác thử nghiệm một cách an toàn và có hiệu quả các dịch vụ trên mạng Internet Đề tài nhánh: Quyển 2B- Nghiên cứu tiêu chuẩn an toàn Internet và TCP/IP
- Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán và rút ngắn thời gian lập báo cáo tài chính doanh nghiệp nhà nước
- Chế tạo một số phần tử và thiết bị điều khiển đo lường quan trọng trên tàu thuỷ bằng phương pháp chuẩn module và ứng dụng các công nghệ tiên tiến - Hồ sơ thiết kế: Thiết bị bảo vệ máy và hoà đồng bộ tự động
- Quá trình đô thị hoá ở Thăng Long-Hà Nội kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá-Lịch sử quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị 1000 năm Thăng Long-Hà Nội
- Xây dựng mô hình trồng thâm canh thanh long ruột đỏ tại tỉnh Sơn La
- Quá trình hình thành phát triển nghệ thuật cải lương
- Nghiên cứu giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cho lao động trong khu vực phi chính thức ở Việt Nam
- Nghiên cứu mô hình của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật hiện nay
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hộp giảm tốc với bộ truyền bánh răng epicycloid
- Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất kit PCR đa mồi chẩn đoán lao và lao kháng thuốc



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
90/02/2022/ĐK-KQKHCN
Ứng dụng đồng vị rơi lắng đánh giá xói mòn trên đất sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biết đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk
Trung tâm Nghiên cứu Đất, phân bón và Môi trường Tây Nguyên
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS TRÌNH CÔNG TƯ
PGS.TS. Trình Công Tư, ThS. Nguyễn Văn Bình, ThS. Hồ Công Trực, ThS. Nguyễn Thị Thúy, ThS. Lương Đức Trí, ThS. Trương Văn Bình, ThS. Nguyễn Thị Thảo Nhung, TS. Phan Sơn Hải, ThS. Phan Quang Trung, CN. Nguyễn Thị Hương Lan.
Khoa học nông nghiệp
01/11/2019
01/11/2021
2021
Đắk Lắk
164
Đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk phân bố chủ yếu trên địa hình dốc, chịu tác động của quá trình xói mòn do mưa. Trung bình lượng đất mất do xói mòn trong 57 năm (1963-2020) biến động 4,83-33.40 tấn/ha/năm, tùy thuộc vào độ dốc và thảm phủ. Cùng loại hình sử dụng đất, độ dốc càng cao thì mức độ xói mòn xảy ra càng mạnh. Với cấp độ dốc như nhau, mức độ xói mòn trên đất trồng cây lâu năm yếu hơn so với đất trồng cây hàng năm. Thứ tự tăng dần mức độ xói mòn là: cà phê < cao su < ngô < sắn, trong đó độ dốc càng cao thì chênh lệch về mức độ xói mòn đất giữa các loại hình sử dụng càng ít.
Lượng đất mất ở năm hiện tại biến động 3,74-47,65 tấn/ha. Đất trồng cà phê có mức độ xói mòn hiện tại thấp hơn trung bình nhiều năm 0,51-2,71 tấn/ha, nhờ áp dụng tốt các biện pháp bảo vệ đất trong những năm gần đây. Tình trạng xảy ra ngược lại trên đất trồng cao su, ngô và sắn với các mức chênh lệch 1,82-9,06 tấn/ha, 2,09-13,48 tấn/ha và 9,27-14,25 tấn/ha, tương ứng từng loại cây, do thảm phủ trước đây là rừng nhưng hiện tại bị thay thế bằng các loại cây trồng có độ che phủ thấp hơn.
Trên đất dốc sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, tồn tại mối tương quan giữa mất tương đối Cs-137 (X) và lượng đất bị xói mòn (Y) theo phương trình Y = 38,015X1,0914, R² = 0,9299**.
Tạo bồn kết hợp xen lạc và muồng hoa vàng trên vườn cà phê là biện pháp bảo vệ đất tốt nhất là, làm giảm 27,9% mức độ xói mòn, tăng chu vi gốc, đường kính tán và số cặp cành cà phê tương ứng 15,6, 13,5 và 14,9% so với đối chứng khộng bảo vệ đất; Trồng ngô theo kiểu nanh sấu kết hợp xen lạc hoặc lạc cùng muồng hoa vàng tuy làm giảm năng suất ngô 0,40-0,74 tấn/ha/vụ, tương ứng 5,9-10,8% so với ngô thuần gieo thẳng hàng, song cho thu nhập thêm 0,44-0,92 tấn lạc/ha/vụ, đồng thời hạn chế được 16,9-27,0% lượng đất bị xói mòn; Trồng sắn luống đôi theo kiểu nanh sấu kết hợp xen lạc làm giảm 34,6 % lượng đất xói mòn, tăng 6,0% năng suất so với trồng thẳng hàng trên luống đơn.
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2022-002