- Nghiên cứu sử dụng chế phẩm alfa-amylaza trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dệt
- Điều tra khảo sát hiện tượng trượt lở đất ở các huyện miền núi Quảng Nam
- Nghiên cứu các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam theo các vùng sinh thái đặc trưng dự báo xu thế diễn biến đề xuất các chính sách và giải pháp kiểm soát thích hợp - ĐTN: Sức khoẻ cộng đồng và vệ sinh môi trường nông thôn theo các vùng sinh thái đặc t
- Cải tiến dây chuyền sản xuất gạch không nung tại doanh nghiệp tư nhân sản xuất và thương mại gạch không nung Việt Hoàn
- Vai trò của siêu âm trong phát hiện sớm thấp tim ở trẻ em
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ hiệu năng cao silica mao quản trung bình SBA-15 từ thủy tinh lỏng Việt Nam để xử lý nước thải nhiễm phóng xạ
- Mô hình và giải pháp quy hoạch kiến trúc các vùng sinh thái đặc trưng của Việt Nam (Phần 2)
- Thực trạng về năng lực và phong cách làm việc của UBND cấp xã đề xuất phương thức nâng cao chất lượng đào tạo ở Cao Bằng
- Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa chất kiến tạo và các yếu tố liên quan đến tai biến địa chất môi trường dọc một số đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh
- Sản phẩm khoa học công nghệ đề tài: Nghiên cứu xây dựng định hướng bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2019-16/KQNC-CS
Ứng dụng hệ thống tưới tự động tiết kiệm nước cho vườn cà phê trên địa bàn huyện Bảo Lâm
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
CN. Lê Văn Quyền
Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Quyền
Tự động hóa (CAD/CAM, v.v..) và các hệ thống điều khiển, giám sát, công nghệ điều khiển số bằng máy tính (CNC), …
01/09/2018
01/12/2018
2018
Lâm Đồng
28
Tưới nước cho cà phê là một trong những kỹ thuật cực kỳ quan trọng quyết định đến năng suất của cây cà phê. Một năm cây cà phê cần được tưới nước từ 2 đến 4 đợt nhất là giai đoạn sau khi phân hóa mầm hoa để cây có khả năng thụ phấn và cho năng suất tốt nhất. Điều kiện khí hậu ở Tây Nguyên thường có mùa khô kéo dài và gay gắt, lượng nước ngầm thường xuyên bị cạn kiệt khiến nhiều hộ dân không thể cung cấp nước kịp thời cho cây cà phê. Người nông dân thường sử dụng phương pháp tưới gốc truyền thống với lượng nước cần thiết quá nhiều và gây lãng phí nguồn nước. Một trong những giải pháp cho bà con nông dân vùng thiếu nước chính là kỹ thuật tưới nước phun mưa cục bộ đây là một trong những phương pháp tưới tiết kiệm nước nhất hiện nay.
Để ứng dụng phương pháp tưới phun mưa cục bộ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, công lao động, phát triển cà phê bền vững, góp phần thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm được tình trạng lãng phí tài nguyên nước. năm 2018 UBND huyện Bảo Lâm đã phê duyệt và giao cho Trung tâm Ứng dụng KHCN Lâm Đồng thực hiện dự án “Ứng dụng hệ thống tưới tự động tiết kiệm nước cho vườn cà phê trên địa bàn huyện Bảo Lâm”. Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. Qua 04 tháng triển khai thực hiện dự án đã đạt được các kết quả sau:
Ban chủ nhiệm dự án phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng Bảo Lâm, UBND xã Lộc Đức tiến hành khảo sát chọn 02 hộ nông dân đủ điều kiện và tiêu chí tham gia xây dựng mô hình tưới phun mưa cục bộ cho cây cà phê.
+ Hộ ông Nguyễn Văn Phương, địa chỉ thôn Đức Thành, xã Lộc Đức, diện tích vườn cà phê tham gia xây dựng mô hình là 01 ha.
+ Hộ ông Nguyễn Xuân Hạ, địa chỉ thôn Tiền Yên, xã Lộc Đức. Diện tích vườn cà phê tham gia xây dựng mô hình là 01 ha.
Dự án khảo sát thực tế, thiết kế hệ thống tưới phun mưa, tính toán vật tư, thiết bị và phương án lắp đặt hệ thống tưới. Tiến hành lắp đặt 02 hệ thống tưới phun mưa cục bộ cho cây cà phê cho 02 hộ trên diện tích đã chọn, mỗi hộ lắp đặt 01 ha, số lượng béc tưới là 1.000 béc, cụ thể như sau:
+ Sử dụng máy bơm động cơ điện dòng điện xoay chiều 1 pha với công suất 1,5 KW (2 Hp).
+ Đầu ra của máy bơm có gắn đồng hồ đo lưu lượng nước, hệ thống châm phân bao gồm bộ lọc lưới 40 m3/giờ, bộ châm phân.
+ Ống chính sử dụng ống PE 60 chiều dài giới hạn là 300 m;
+ Ống PE 60 phân ra được 4 nhánh cấp I, sử dụng ống PE 32, mỗi nhánh ống PE 32 dài 20-40 mét. Một van điều khiển 2 nhánh cấp I ống PE 32.
+ Mỗi nhánh cấp I ống PE 32 phân ra được 3 nhánh cấp II ống PE 20, chiều dài mỗi nhánh ống PE 20 từ 30-50 mét.
+ Mỗi nhánh cấp II ống PE 20 phân ra được khoảng 20 ống 5 ly tương ứng với 20 béc tưới.
Sau khi hệ thống được lắp đặt hoàn thiện vào tháng 11/2018, dự án đã vận hành chạy thử ổn định. Trong quá trình chạy thử nghiệm tiến hành đo đạc các thông số và có kết quả như sau:
Sử dụng dòng điện xoay chiều ổn định với hiệu điện thế là 220V, công suất máy bơm theo thiết kế là 1,5KW (2HP).
- Lượng nước đo được tại đầu ra máy bơm là 20 m3/giờ
- Mỗi lượt tưới mở 200 béc, lượng nước đo được tại các béc phun là 100lít/giờ.
Đối với cây cà phê trong thời kỳ kinh doanh lượng nước tưới cho mỗi đợt là 450 lít/gốc. Như vậy áp dụng phương pháp tưới phun mưa cục bộ mỗi héc ta cà phê chỉ mất 15 – 16 giờ đồng hồ/ một đợt tưới
Dự án hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt, vận hành hệ thống, kỹ thuật bón phân qua hệ thống tưới, hướng dẫn cách xúc rữa bộ lọc, béc phun và cách khắc phục khi có sự cố kỹ thuật xảy ra. Lập các thủ tục bàn giao mô hình cho 02 hộ nông dân bảo quản và sử dụng.
Trong quá trình xây dựng mô hình, dự án đã tổ chức 01 cuộc hội thảo nhằm giới thiệu các công nghệ tưới cho sản xuất nông nghiệp nói chung và công nghệ tưới sử dụng tưới cho cây công nghiệp nói riêng, để cán bộ kỹ thuật cùng với nông dân trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm tưới cho cây cà phê đồng thời tham quan trực tiếp tại mô hình để các hộ dân học tập. Qua đó nhân dân trong vùng thấy được hiệu quả của mô hình mang lại và học tập làm theo.
Hệ thống, tưới tự động, tiết kiệm nước,
Trung tâm Ứng dụng KHCN Lâm Đồng
LDG-2019-016