
- Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của bò cái lai BBB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo bơm thủy lực hướng trục và phục hồi động cơ thủy lực hướng kính Phần 1: Động cơ thủy lực
- Biên soạn tài liệu truyền thống về các loài hải sản độc hại có thể gây chết người ở Khánh Hoà
- Đề án đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên thương mại miền núi phía Bắc
- Nghiên cứu phương pháp và mô hình dự báo một số chỉ tiêu cơ bản về công nghiệp và thương mại
- Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống - ĐTN: Điều tra hiện trạng hệ thống nguồn nước nhu cầu dùng nước và các giải pháp phòng chống hạn đã áp dụng ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Nghiên Cứu chế tao vật liệu than vỏ hạt Mác-ca kết hợp từ tính sắt ứng dụng xử lý kim loại nặng trong nước
- Nghiên cứu xác định phương pháp đánh giá dự báo tác động đến sức khỏe cộng đồng trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo về chuyển đổi số và sản xuất thông minh cho doanh nghiệp
- Điều tra tình hình nhiễm khuẩn hô hấp và đánh giá hiệu quả của những biện pháp phòng chống



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
122/09/2023/ĐK-KQKHCN
Ứng dụng khoa học công nghệ trồng và chế biến ngô sinh khối làm thức ăn phục vụ cho phát triển chăn nuôi đại gia súc tại huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk
Trạm Khuyến nông huyện Ea Kar
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Cơ sở
KS. NGUYỄN VĂN KIÊN
KS. Nguyễn Văn Kiên (Chủ nhiệm nhiệm vụ); KS. Lê Thị Quỳnh Nhung (Thư ký); KS. Vương Khả Hùng; KS. Y Ngăn Niê; CN. Nguyễn Văn Vinh.;
Khoa học tự nhiên
01/04/2022
01/12/2022
2022
Ea Kar
23
Ứng dụng đồng bộ các giải pháp về Công nghệ - Kỹ thuật đảm bảo đầu tư chi phí thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi đại gia súc.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng thành công mô hình trồng và chế biến cây ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi cho đại gia súc.
- Chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho 150 hộ dân nuôi Bò.
- Tổ chức hội thảo khoa học và nhân rộng ứng dụng cho 100 đại biểu.
- Hoàn thiện tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
- Tuyên truyền cho người dân thông qua phóng sự, đài báo.
Kết quả thực hiện:
- Xây dựng thành công mô hình: Sản xuất ngô sinh khối; Ủ chua cây ngô sinh khối; Cho bò ăn cây ngô sinh khối trực tiếp cho 24 hộ trên địa bàn 7 xã.
+ Hướng dẫn chủ hộ chuẩn bị đất sản xuất ngô sinh khối, vị trí ủ cây ngô, chuồng trại nuôi bò, xử lý môi trường theo đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo cho vật nuôi sinh sống và phát triển.
+ Hướng dẫn kỹ thuật hợp lý nhằm thuận tiện cho việc chăm sóc.
+ Các hộ dân được đầu tư mô hình có diện tích đất trồng ngô từ 0.1-0.5 ha, có nuôi từ 2 con bò trở lên.
- Tổ chức thành công 3 buổi tập huấn tại 3 địa phuơng để huớng dẫn kỹ thuật cho 150 hộ chăn nuôi bò có đất trồng ngô. Chuyển giao công nghệ trồng và chế biến ngô sinh khối cho hầu hết các hộ nuôi trâu bò, đặc biệt các trại nuôi bò vỗ béo.
- Trong điều kiện sản xuất ngô sinh khối so với sản xuất ngô lấy hạt thì thời gian sản xuất ngô sinh khối rút ngắn khoảng 30 ngày, chi phí vật tư giảm khoảng 15%, hiệu quả kinh tế tăng trên 30%; đối với việc nuôi bò bằng thức ăn ủ cây ngô sinh khối với thức ăn truyền thống, theo dự kiến trong điều kiện nuôi bò siêu thịt trong thới gian 1 tháng giá trị thức ăn giảm 35% (294.000đ/ tháng). Trong khi đó tăng trọng tăng hơn 8kg/tháng và giá trị gia tăng là 56% (934.000đ/ con/ tháng).
- Tổ chức đuợc 1 buổi hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình với 100 đại biểu tham dự (thành phần gồm các hộ thực hiện mô hình và các hộ chăn nuôi bò).
Ứng dụng KHCN trồng và chế biến ngô sinh khối
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2023-009