Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tạo giống và trồng thâm canh rừng kinh tế bằng giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki tại tỉnh Bắc Giang

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ

UBND Tỉnh Bắc Giang

Tỉnh/ Thành phố

ThS.Ngô Đức Thạc

ThS.Vũ Thị Huyền; ThS.Đặng Thị Tuyết; ThS.Hoàng Thị Khánh Linh; ThS.Nguyễn Duy Biên; ThS. Nguyễn Hữu Thu; ThS. Đặng Văn Man; ThS.Hoàng Xuân Diệu; ThS.Nguyễn Trọng Điển.

Trồng trọt

01/01/2017

01/12/2019

2020

Vĩnh Phúc

88

Kết quả thực hiện dự án
1. Kết quả điều tra khảo sát thực trạng, biện pháp thâm canh rừng sản xuất Keo tai tượng tại huyện Lục Nam và Yên Thế tỉnh Bắc Giang
- Về cây giống: Giống cây được các nông hộ chủ yếu mua từ các nhà vườn tự sản xuất, không có nguồn gốc rõ ràng. Gần 80% số lượng cây giống đều do người dân tự mua từ các cơ sở và 20% là tự cung tự cấp tại địa phương, còn lại một phần rất nhỏ được mua tại các viện, trung tâm cây giống có thương hiệu.
- Về phân bón: 100% các hộ được điều tra đều không sử dụng phân khoáng đơn nguyên tố mà thay bằng phân tổng hợp NPK + TE. Bên cạnh đó, một số loại phân bón lá như: lân, phân chuồng...cũng được sử dụng để bón cho cây rừng.
Qua điều tra thực trạng trồng và sản xuất Keo tai tượng trên địa bàn huyện Lục Nam, Yên Thế, chúng tôi đã điều tra đươc 120 hộ nông dân tại 3 xã: Xã Huyền Sơn (huyện Lục Nam), xã Xuân Lương và xã Tam Tiến (huyện Yên Thế). Nhận thấy cây Keo tai tượng gia đình Pongaki rất phát triển tại địa bàn huyện và là cây cho thu nhập chính tương đương như các cây trồng rừng khác ở đây. Tuy nhiên, để tính ổn định về năng suất chất lượng gỗ rừng trồng, do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành và ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân, trong khi cùng diện tích cùng mức đầu tư như nhau, chính vì vậy các hộ dân cần có những biện pháp kỹ thuật và quy trình chuẩn để đáp ứng được nhu của hộ gia đình và nhu cầu của xã hội đó là vấn đề về nguồn giống và chứng chỉ rừng.
2. Kết quả xây dựng mô hình vườn giống (thế hê hai)
Dự án đã lựa chọn diện tích xây dựng 03ha mô hình vườn giống thế thệ 2 tại xã Chu Điện, huyện Lục Nam, đối tác phối hợp là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lục Nam.
Về cây giống: Đơn vị cung cấp là Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao giống cây rừng. Địa chỉ: thôn Phú Phong, Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội. Cây giống để xây dựng vườn giống thế hệ 2 là giống được tạo từ hạt của các cây trội. Cây con có độ tuổi từ 4-5 tháng, đường kính co rễ: 0.4 - 0.5 cm, chiều cao: 30-50cm, tỷ lệ lá trưởng thành chiếm 20-50%. Cây xanh tốt, phát triển cân đối, không cong queo, không bị cụt ngọn. Kết quả dự án đã cung cấp được 4.125 cây đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Về phân bón: Tiến hành chào hàng cạnh tranh. Kết quả, dự án đã cung câp 4.500kg NPK Sông Gianh (5:10:3).
Mô hình trồng từ tháng 8 năm 2017 với quy mô 03 ha vườn giống thế hệ 2 bằng giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki tại xã Chu Điện, Lục Nam. Kết quả điều tra đánh giá sinh trưởng  tại thời điểm 14 và 29 tháng tuổi của mô hình cho kết quả như sau:
- Thời điểm 14 tháng tuổi, mô hình vườn giống đạt tỷ lệ sống 98%.
- Thời điểm 29 tháng tuổi, mô hình vườn giống đạt tỷ lệ sống trên 96%.
3. Kết quả xây dựng mô hình trồng thâm canh rừng kinh tế bằng giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki
Dự án đã lựa chọn 40 ha diện tích đất rừng để xây dựng mô hình trồng thâm canh rừng kinh tế bằng giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lục Nam và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yến Thế với diện tích 20 ha mỗi đơn vị, cụ thể như sau:
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lục Nam triển khai tại xã Huyền Sơn 20ha.
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế tại xã Xuân Lương 07 ha, xã Tam Tiến 13ha.
Cây giống được cung cấp từ hai đơn vị: Công ty TNHH TM và Giống cây trồng lâm nghiệp Ba Vì. Kết quả, dự án cung cấp 73.040 cây giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki. 
Dự án đã cung cấp 60.885kg NPK Sông Gianh (5:10:3) .
Kết qủa điều tra cho thấy tỷ lệ sống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki trong mô hình trình diễn đạt trên 90% trong đó một số mô hình tỷ lệ sống đến 96%.
So sánh sinh trưởng Keo tai tượng của dự án với trồng đại trà đều tốt hơn tại cùng thời điểm 14 tháng và 29 tháng.

cây giống, keo tai tượng, Pongaki,rừng

Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang

BGG-0507-2020