• Kết quả thực hiện nhiệm vụ

KN-06-2015

Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng cây chùm ngây (Moringa oleifera Lam 1785) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Thái Nguyên

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

UBND Tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh/ Thành phố

KS. Vũ Trung Thành

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

01/2015

06/2017

2018

Thái Nguyên

30 tr. + phụ lục

Đánh giá khả năng thích nghi, sinh trưởng, năng suất thu hoạch của cây Chùm ngây gây trồng tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó để phát triển loài cây mới có giá trị kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo tại Thái Nguyên. Hoàn chỉnh Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và sơ chế bảo quản sau thu hoạch, làm cơ sở nhân rộng mô hình. Qua quá trình thực hiện dự án chúng tôi có một số kết luận sau: Cây Chùm ngây trồng được trong điều kiện tự nhiên và xã hội ở tỉnh Thái Nguyên; Các hộ nông dân tham gia tập huấn, tham gia xây dựng mô hình đã nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản rau Chùm ngây; Các nội dung của dự án được thực hiện đầy đủ, nguồn kinh phí sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; Dự án đã xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế bảo quản rau Chùm ngây để người dân có thể sử dụng làm cơ sở cho phát triển cây Chùm ngây trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Dự án được triển khai tại các hộ nhìn chung cây sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên, việc tiêu thụ rau Chùm ngây hiện tại đang gặp khó khăn do người dân chưa quen với loại rau mới này. Giai đoạn đầu (năm 2015 – 2016) khả năng tiêu thụ rau Chùm ngây rất tốt, giá bán cao, dao động từ 25.000 – 30.000 đồng/kg, nhưng từ cuối năm 2016 đến nay giá rau Chùm ngây rất thấp chỉ 10.000 – 15.000 đồng/kg và rất khó tiêu thụ.

Cây chùm ngây; Kinh tế; Khoa học công nghệ; Ứng dụng; Thái Nguyên

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

TNN-0003-2018