Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTNH.004/22

Ứng dụng phương pháp và hệ thống phân tích lợi nhuận đa chiều trong công tác kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Học viện Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ

TS. Nguyễn Minh Phương

1. PGS.TS. Mai Thanh Quế - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Ngân hàng. 2. TS. Lê Thị Huyền Diệu - Phụ trách kế toán, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 3. TS. Phạm Thị Minh Tuệ - Giảng viên chính, Phó Trưởng bộ môn Kế toán quản trị, Khoa Kế toán, Học viện Ngân hàng 4. TS. Phan Anh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng, Học viện Ngân hàng. 5. ThS. Phan Thị Cẩm Lài - Phó Trưởng phòng, Vụ Tài chính – kế toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 6. ThS. Vũ Mỹ Linh - Cán bộ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 7. Cử nhân Phạm Thị Thanh Tâm – Cán bộ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Kinh doanh và quản lý

01/09/2022

01/08/2023

2023

Hà Nội

Nhằm mục tiêu nghiên cứu về phân tích lợi nhuận đa chiều (MPA) và quá trình triển khai MPA tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam để từ đó đề xuất giải pháp triển khai và ứng dụng MPA tại các NHTM Việt Nam, đề tài ĐTNH.004/22 đã triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
Chương 1 tập trung làm rõ cơ sở lý luận về phân tích lợi nhuận đa chiều trong kế toán quản trị tại các NHTM. Trong đó đưa ra một số vấn đề chung về kế toán quản trị NHTM, phân tích lợi nhuận đa chiều trong kế toán quản trị tại các NHTM và những nhân tố ảnh hưởng tới việc triển khai phương pháp và hệ thống phân tích lợi nhuận đa chiều tại các NHTM. Chương 1 cũng đã nghiên cứu việc ứng dụng MPA tại các NHTM trên thế giới và đưa ra bài học đối với các NHTM Việt Nam.
Chương 2 tập trung đánh giá thực trạng ứng dụng phân tích lợi nhuận đa chiều trong kế toán quản trị tại một số NHTM Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng triển khai MPA trên một số khía cạnh như tổ chức hệ thống MPA, nguồn dữ liệu và sự kết nối giữa MPA và các nguồn dữ liệu hiện có trong ngân hàng, phương pháp phân bổ thu nhập, chi phí điển hình hiện nay và việc từng bước ứng dụng MPA vào quản trị hoạt động kinh doanh tại các NHTM. Nhóm nghiên cứu cũng đã khảo sát các nhân tố ảnh hưởng tới ứng dụng phân tích lợi nhuận đa chiều, đồng thời tìm hiểu một số bài học thành công cũng như tổng kết những hạn chế trong thời gian qua tại các NHTM khi triển khai ứng dụng MPA.
Chương 3 đã nêu định hướng của NHNN và các thông lệ quốc tế về phân tích lợi nhuận đa chiều tại các NHTM, đồng thời nhóm nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng hệ thống phân tích lợi nhuận đa chiều tại các NHTM Việt Nam. Các nhóm giải pháp chính bao gồm: Nhóm giải pháp mang tính định hướng, chiến lược; Giải pháp về phương pháp phân bổ; Nhóm giải pháp về dữ liệu; Nhóm giải pháp về công nghệ; Giải pháp về tổ chức hệ thống MPA; Nhóm giải pháp về nhân lực; Giải pháp về tăng cường ứng dụng; Giải pháp về quản trị sự thay đổi; Lựa chọn nhà thầu xây dựng hệ thống; Giải pháp về đào tạo; Giải pháp về tài chính. Để tạo điều kiện thực hiện các nhóm giải pháp trên, nhóm nghiên cứu cũng đã kiến nghị với NHNN về việc xây dựng, ban hành văn bản về KTQT nói cung và áp dụng MPA nói riêng nhằm tạo cơ sở, khung pháp lý cho các NHTM cùng thực hiện một cách thống nhất.

phân tích lợi nhuận đa chiều; kế toán; ngân hàng thương mại

NHNN-2023-014