- Khảo sát đặc điểm rối loạn lipid máu trên đối tượng cán bộ diện bảo vệ sức khỏe tỉnh Vĩnh Long năm 2000 - 2002
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo các khối: Đo độ phản ứng điều khiển duy trì công suất kiểm soát các thông số công nghệ thuộc hệ điều khiển lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
- Hoàn thiện nội dung kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước
- Nghiên cứu công nghệ thiết kế chế tạo máy cuốn sắt hình vạn năng
- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới trong sửa chữa hư hỏng mặt đường bê tông nhựa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan trắc môi trường các lưu vực sông của Việt Nam - áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Nhuệ - Đáy - Thiết kế chương trình quan trắc môi trường nước lưu vực sông
- Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát của các cấp uỷ tổ chức Đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp ở Đảng bộ tỉnh Thanh hoá trong giai đoạn hiện nay
- Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm khe co giãn asphalt đàn hồi phục vụ công tác sửa chữa bảo trì cầu đường bộ thành phố Hà Nội
- Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê và khả năng tham gia của Việt Nam
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm chuyên dùng mô phỏng quá trình hoạt động của bộ biến tần phục vụ công tác đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức - Phụ lục
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
01/2021.QGUQ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ương và uôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính đực được sản xuất bằng công nghệ lai khác loài tại Bắc Giang
Doanh nghiệp tư nhân Quảng Hiếu
Bộ Khoa học và Công nghệ
Quốc gia
Kỹ sư Nguyễn Văn Thiện
CN. Phan Thị Yến; KS. Bùi Minh Tuấn; KS. Nguyễn Tiến Nghị; Phan Xuân Hùng
Khoa học công nghệ chăn nuôi khác
01/01/2019
01/06/2021
2021
Bắc Giang
67
Tiềm năng về nguồn giống thủy sản: Trên các sông chính và hồ chứa lớn ở Bắc Giang từ lâu đã hình thành một số bãi đẻ tự nhiên của nhiều loài cá. Đây là nguồn cung cấp giống cá chủ yếu cho sông, hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh nguồn giống thủy sản từ tự nhiên, còn có nguồn giống sản xuất nhân tạo. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có Trung tâm giống Thủy sản cấp I và 12 cơ sở sản xuất giống thủy sản tư nhân. Hàng năm các cơ sở sản xuất trên 1,5 tỷ con cá bột các loài, .. là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu phát triển nuôi thủy sản trong giai đoạn tiếp theo.
Đánh giá nguồn lợi mặt nước nuôi thủy sản của tỉnh theo tiêu chí phân loại diện tích có khả năng nuôi thủy sản ở nước ta do Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đưa ra. Căn cứ vào các chỉ tiêu phân loại hình mặt nước có khả năng nuôi thủy sản như trên và dựa vào số liệu kiểm kê đất đai của các địa phương,kết hợp với điều tra ở các huyện cho thấy diện tích mặt nước có khả năng nuôi thủy sản của Bắc Giang như sau: Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang khoảng 26.120ha,trong đó diện tích ao hồ nhỏ là 5.980ha, diện tích ruộng trũng là 4.410ha, diện tích mặt nước và sông ngòi 15.730ha.
Tổng diện tích nuôi thủy sản đến năm 2020 đạt 12.500 ha, sản lượng đạt trên 41 nghìn tấn; định hướng đến năm 2030 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 12.700 ha, sản lượng đạt 51 nghìn tấn. Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung diện tích khoảng 2.100 ha, tại các huyện Lạng Giang, Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng, Lục Nam và thành phố Bắc Giang.
Với tiềm năng mặt nước cho phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn, Bắc Giang là một trong những tỉnh có thể phát triển tốt thủy sản.
Việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn qua được các Bộ, Ngành và các cấp chính quyền địa phương quan tâm. Có sự kết hợp của địa phương với các Viện nghiên cứu NTTS I, và các Công ty thức ăn, thuốc và hoá chất. Khoa học và công nghệ lĩnh vực thủy sản đã hướng vào giải quyết yêu cầu đa dạng hoá giống loài nuôi, hình thức nuôi; nâng cao chất lượng con giống, phòng trị bệnh và bảo vệ môi trường,..từ đó góp phần tích cực trong việc phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và làm giàu cho nhiều hộ nông dân.
Hoạt động khoa học công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nuôi thủy sản, góp phần đáng kể vào sự phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn vừa qua, cụ thể:
- Trong sản xuất giống đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho sinh sản thành công nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như: cá rô phi đơn tính, cá chép lai V1, cá chim trắng, cá rô đầu vuông, cá Lăng, cá Anh Vũ,....
- Trong nuôi thương phẩm: Các công nghệ nuôi tiên tiến ở nhiều hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi cá-lúa và công nghệ nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế được nghiên cứu và áp dụng tại nhiều địa phương trong tỉnh đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trong những năm qua, phong trào nuôi cá rô phi đơn tính phát triển rất mạnh mẽ tại các tỉnh Bắc Bộ. Việc ứng dụng nuôi thử nghiệm cá rô phi đơn tính được sản xuất bằng công nghệ lai khác loài sẽ giúp người dân có thêm lựa chọn đối tượng trong chăn nuôi thủy sản. Ưu điểm của đối tượng rô phi đơn tính đơn tính được tạo ra bằng phương pháp lai khác loài là tận dụng được ưu thế lai: khả năng chống chịu lạnh của cá rô phi xanh, tốc độ tăng trưởng của cá rô phi vằn. Không ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (do cá đơn tính được tạo ra không sử dụng hormone) cho người tiêu dùng. Tính kháng bệnh tốt, tỷ lệ sống cao sẽ góp phần nâng cao năng suất cho người nuôi.
Đa dạng hóa đối tượng nuôi trong nuôi trồng thủy sản là việc cần thiết. Việc nuôi thâm canh cá trắm đen sẽ giúp người dân nâng cao thu nhập hơn so với các loài cá nuôi truyền thống hiện nay.
Sau khi kết thúc dự án, đơn vị chủ trì dự án vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động ương cá giống và nuôi cá thương phẩm cá Trắm đen, cá Rô phi để tiếp tục hướng dẫn bà con tại địa phương phát triển mô hình của dự án. Ngoài ra, các hộ dân ở trong huyện Lạng Giang và một số địa phương trong tỉnh cũng đã phát triển mô hình nuôi cá Trắm đen, cá Trắm đen để đa dạng giống loài nuôi và phát triển kinh tế cho người dân.
Sau thời gian triển khai thực hiện mô hình thuộc dự án: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ương và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính đực được sản xuất bằng công nghệ lai khác loài tại Bắc Giang”, đơn vị chủ trì đã đạt được một số kết quả sau:
1. Thông qua dự án đơn vị đã tiếp nhận và làm chủ được 02 quy trình công nghệ, đào tạo được 5 kỹ thuật viên và tập huấn cho 200 lượt người dân về kỹ thuật ương cá giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen, cá Rô phi trong ao. Đây là tiền đề quan trọng cho đơn vị để chủ động được nguồn cá giống và cá thương phẩm đảm bảo cung cấp kịp thời nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh.
2. Xây dựng được mô hình ương cá giống cá Trắm đen, cá Rô phi đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra.
3. Xây dựng được mô hình nuôi cá thương phẩm cá Trắm đen, cá Rô phi trong ao tại tỉnh Bắc Giang đạt chỉ tiêu về chất lượng, đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và người dân. Thông quá quá trình triển khai thực hiện dự án đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống.
Ương và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang
DAQGUQ/01/2021