liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

522/2017/DATN

08/2020/KQNC.DACT

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế nhãn Châu Thành tỉnh Đồng Tháp

Trường Đại Học Cần Thơ

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tỉnh/ Thành phố

GS.TS. Trần Văn Hâu

GS.TS. Trần Văn Hâu; TS. Trần Sỹ Hiếu; ThS. Nguyễn Thanh Dụy; KS. Võ Khoa Cường; KS. Nguyễn Tấn Đạt

Khoa học nông nghiệp

01/12/2017

01/09/2020

2017

120tr+phu luc

Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, được  trồng khá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trần Văn Hâu và Đỗ Minh Huân, 2011). Theo Tổng Cục Thống Kê (2019), tổng diện tích cây nhãn cả nước năm 2018 có 78.802 hecta, đạt sản lượng 541.381 tấn, trong đó đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)  có 24.913 hecta, chiếm 31% diện tích nhưng đạt sản lượng 227.624 tấn, chiếm 42% tổng sản lượng cả nước. Ở ĐBSCL, tỉnh Đồng Tháp có 4.894 hecta trồng nhãn, đứng thứ nhì sau tỉnh Vĩnh Long. Ở Đồng Tháp nhãn được trồng tập trung ở huyện Châu Thành với gần 4.000 hecta, trong đó diện tích nhãn E-Dor hơn 1.500 hecta. 
E-Dor là giống nhãn nổi tiếng và là giống được trồng chủ yếu ở Thái Lan. Diện tích trồng nhãn E - Dor chiếm hơn 70% diện tích trồng nhãn ở Thái Lan (Menzel et at. (1990); Wong, (2000). Nhãn E - Dor có năng suất và phẩm chất cao, được du nhập vào Việt Nam trong thập niên 90 nhưng là giống thích hợp với điều kiện Á nhiệt đới nên không ra hoa trong điều kiện thời tiết nhiệt đới như ở ĐBSCL. Gần đây nhờ biện pháp sử dụng Chlorate kali để kích thích ra hoa tỏ ra có hiệu quả nên nông dân bắt đầu phát triển trở lại với giống nhãn này. Nhãn E - Dor sinh trưởng mạnh, dễ đậu trái, năng suất cao, đặc biệt là nhiễm nhẹ bệnh Chổi Rồng.
Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm là một tiêu chí khá quan trọng rất được người tiêu dùng quan tâm, đặc biệt là các thị trường cao cấp, khó tính nên sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là xu hướng chung ở trong nước cũng như trên thế giới. Các loại trái cây đạt tiêu chuẩn GAP là chứng nhận hay là giấy thông hành giúp các sản phẩm này xâm nhập các thị trường có uy tín, sản phẩm bán được nhiều hơn nhưng giá cả không phải lúc nào cũng cao hơn. Đây là trở ngại lớn đối với tình trạng sản xuất nhỏ lẻ của chúng ta hiện nay. Do đó, ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác nhãn để cải thiện năng suất, chất lượng, trong đó áp dụng một số kỹ thuật quan trọng như tỉa cành, tạo tán, bón phân cân đối, xử lý ra hoa và đặc biệt là sử dụng hóa chất hợp lý để quản lý dịch bệnh là nhu cầu bức xúc để phát triển vùng nhãn E-Dor của huyện Châu Thành đạt hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Nhãn Châu Thành, E-Dor, GAP,

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Đồng Tháp - Số 130, đường Phù Đổng, phường Mỹ Phú, TPCL, Đồng Tháp

DTP-2020-008