• Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp và phát triển bền vững tại xã An Bình huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2010

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang

UBND Tỉnh An Giang

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Đoàn Ngọc Phả

Cây lương thực và cây thực phẩm

01/2009

12/2010

2011

An Giang

76

Trong các năm qua, công tác khuyến nông nói chung và xây dựng các mô hình trình diễn Khuyến nông nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc thâm canh, tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân, tuy nhiên phần lớn các mô hình đều có quy mô nhỏ và áp dụng kỹ thuật đơn lẻ nên sức lan tỏa trong sản xuất hàng hóa còn hạn chế. Hiểu được yêu cầu của thị trường ngành nông nghiệp An Giang đã có những bước chuẩn bị như: xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, chương trình 3 giảm - 3 tăng, chương trình xã hội hoá công tác giống, chương trình 1 phải 5 giảm,... Xuất phát từ nhu cầu thực tế, cũng như để góp phần vào thực hiện chủ trương chung của tỉnh về xây dựng chương trình tam nông của địa phương nhằm giúp điểm trang cho bộ mặt nông thông ngày càng văn minh giàu đẹp của địa phương, Sở NN & PTNT An Giang thực hiện Dự án: “ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp – phát triển nông nghiệp bền vững tại xã An Bình huyện Thoại Sơn Tỉnh An Giang giai đoạn 2008 – 2010” với mục tiêu: - Ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa nhằm tăng năng suất tăng 0,3 - 0,4 tấn/ha, giảm giá thành sản xuất từ 15 - 20 % so với năm 2007, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường (giảm 2 - 4 lần phun xịt thuốc/vụ, xây nhà vệ sinh, thu gom xử lý rác nông hộ môi trường, …) - Liên kết nông dân, liên kết 4 nhà góp phần giải quyết hạ giá thành sản xuất, bảo đảm đầu ra ổn định. Đồng thời nâng cao kiến thức, kỹ năng (quản lý) thay đổi tập quán canh tác của nông dân góp phần giúp nông dân vững tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Phối hợp các nguồn lực tại địa phương và các nguồn khác để phát triển nông thôn mới. Qua 02 năm thực hiện dự án đã đạt được những kết quả: * Trình diễn và hội thảo các mô hình khuyến nông Từ năm 2009 đến 2010, Dự án đã thực hiện 33 điểm/cuộc trình diễn và hội thảo các mô hình như: Trình diễn máy gặt đập liên hợp, máy cấy, máy ép bờ đê và vét đường mươn, trình diễn và hội thảo các chế phẩm hữu cơ vi sinh, trình diễn hội thảo so sánh giống, trình diễn nấm rơm nấm bào ngư, trình diễn mô hình nuôi lươn ao đất và nuôi cá lóc bể bạc. Thông qua các mô hình trình diễn cũng như các cuộc hội thảo đã giúp bà con nông dân tiếp cận được với tiến bộ khoa học kỹ thuật và có nhiều lựa chọn hơn trong canh tác lúa và phù hợp với điều kiện nông hộ. * Huấn luyện kỹ thuật và nâng cao kiến thức Dự án thực hiện đã tổ chức 13 lớp huấn luyện với các chuyên đề như: Xử lý rác hộ gia đình bằng chế phẩm EM, Kỹ thuật trồng màu – đậu nành, quản lý kinh tế hộ và Marketing trong sản xuất, Kỹ năng quản lý tổ nhóm, kỹ thuật trồng và sơ chế nấm rơm. Các lớp tập huấn đã được bà con nông dân nhiệt tình tham gia, thực tế cho thấy sau khi nông dân được tập huấn các lớp như: Quản lý kinh tế hộ, marketing trong sản xuất…người nông dân đã hiểu ra được các khoản chi tiêu cần phải tiết kiệm cho gia đình cũng như có kế hoạch trong sản xuất * Mô hình 3 giảm 3 tăng kết hợp tiết kiệm nước và trang bằng mặt ruộng bằng tia lazer Dự án đã tổ chức 06 lớp huấn luyện 3 giảm 3 tăng kết hợp tiết kiệm nước và tổ chức một cuộc trình diễn trang bằng mặt ruộng bằng tia lazer. Kết qủa cho thấy nông dân gieo sạ đồng loạt vào thời điểm né rầy, áp dụng phương pháp gieo sạ theo hàng với lượng giống từ 80 – 100kg/ha, sản xuất tập trung các giống OM 4218, OM 2517, OMCS 2000, Jasmine, bón phân cân đối nên công thức phân bón trung bình ở các ruộng trong mô hình là 97N – 50 P2O5 – 54 K2O so với ruộng đối chứng là 120N – 64 P2O5 – 48 K2O, bình quân số lần phun thuốc trừ sâu, rầy của các ruộng tham gia mô hình là: 3 lần/vụ, trong khi nông dân đối chứng phun 5 lần/vụ để phòng trừ sâu lá và rầy nâu, giảm 2 lần phun thuốc trừ bệnh so với đối chứng. * Hiệu quả kinh tế, xã hội vùng dự án Hầu hết các ruộng tham gia mô hình đều cho năng suất bình quân vụ đông xuân là 7,4 – 7,7 tấn/ha, so với đông xuân năm 2007 là 7 tấn/ha (Chênh lệch năng suất là 0,4 – 0,7 tấn/ha) và vụ hè thu là 5,6 – 5,7 tấn/ha, so với hè thu năm 2007 là 5 tấn/ha (Chênh lệch năng suất là 0,6 – 0,7 tấn/ha). Trung bình lợi nhuận ở các ruộng tham gia mô hình là 13 - 15 triệu đồng/ha ở vụ đông xuân, so với ruộng ngoài mô hình là 12- 14 triệu đồng/ha ; vụ hè thu nông dân trong mô hình lợi nhuận từ 6 – 7 triệu đồng/ha so với ruộng ngoài mô hình là 5 - 6 triệu đồng/ha, bình quân chênh lệch 1-2 triệu đồng/ha. Trong năm qua đã liên kết với công ty Angimex thực hiện hợp đồng thu mua sản phẩm cho các thành viên trong tổ hợp tác. Cụ thể như sau: Các thành viên của tổ sẽ trồng giống lúa Jasmine hoặc OMCS 2000, vào đầu vụ công ty ký kết bao tiêu sản phẩm và cam kết mua cao hơn giá thị trường 300 - 500đ/kg lúa thương phẩm. Dự án cũng đồng lồng ghép các chương trình như chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, đã hỗ trợ và xây dựng được 68 mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình đã vượt 28 mô hình so với kế hoạch, đã trồng 2.000 cây Bạch Đàn nhằm bảo vệ đê và chắn gió. Thủy lợi kết hợp giao thông nội đồng và tiết kiệm nước được xây dựng ở vùng Dự án qua 2 năm thực hiện đã hoàn thành một số công trình như sau: - Đã xây dựng xong 4 trạm bơm điện ở các kênh: kênh 1, kênh 2, kênh 3 và kênh màu - Các công trình nạo vét kênh mương và kết hợp cũng cố đường cộ cũng đã và đang được thực hiện với tổng chiều dài là 12.280m, khối lượng 72.208m3 với tổng kinh phí là 1. 067 triệu đồng Ngoài ra dự án cũng đã khai trương một quán cafe khuyến nông, đây là nơi giao lưu học tập kinh nghiệm trong sản xuất giữa nông dân với nông dân và giữa nông dân với cán bộ kỹ thuật, quán cafe đã trang bị chi nông dân sách báo cũng như các tài liệu chuyện mô liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

lúa; Thoại Sơn