liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

CS.050718092300

Ứng dụng vi khuẩn Bacillus trong sản xuất chế phẩm vi sinh phân giải đạm cá cung cấp cho cây trồng

Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ

UBND Tỉnh Vĩnh Long

Cơ sở

ThS. Huỳnh Ngọc Tâm

ThS. Đỗ Hồng Khánh

Khoa học nông nghiệp

01/06/2018

01/06/2019

2020

Vĩnh Long

81

Nhằm giải quyết những hạn chế của phương pháp ủ phân thủ công truyền thống, việc bổ sung chế phẩm vi sinh hữu hiệu chứa các vi sinh vật có khả năng sinh enzyme protease thủy phân protein từ cá được xem như là một giải pháp hữu hiệu nhằm gia tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian ủ phân cá cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Kết quả nghiên cứu đã phân lập và định danh được 02 dòng vi khuẩn có khả năng sinh enzyme protease với hoạt tính cao bao gồm dòng Bacillus subtilis PN3 và dòng Bacillus clausii PB1 (tỷ lệ kết hợp 2 dòng vi khuẩn là 1:1 cho giá trị đường kính vòng phân giải casein (16,15mm) và hoạt tính protease cao (8,07U/mL). Hai chủng vi khuẩn Bacillus subtilis PN3 và Bacillus clausii PB1 được nuôi tăng sinh trong môi trường LB-broth có bổ sung rỉ đường (2%), muối NaCl (0,5%) và sử dụng nguồn nitrogen từ chiết xuất cao nấm men (5 g/L), pH môi trường bằng 7 là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn Bacillus spp. Sản xuất chế phẩm vi sinh từ 02 vi khuẩn Bacillus spp. với các thông số kỹ thuật cũng được thực hiện, tạo ra sản phẩm có khả năng thương mại bao gồm 200 gói chế phẩm vi sinh dạng bột (200g/gói) và 100 chai chế phẩm vi sinh dạng lỏng (1 L/chai) ở quy mô phòng thí nghiệm với mật số Bacillus spp. ≥108 sau 30 ngày bảo quản. Bên cạnh đó, kết quả từ đề tài cũng đã ứng dụng xử lý phân giải phụ phẩm cá tại Trung tâm ƯDKHCN Vĩnh Long và hộ ông Nguyễn Văn Bảy (xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) cho kết quả phân giải protein tốt. Hàm lượng đạm amin đạt từ 11,8÷12 g/L, trong khi đó hàm lượng NH3 ở mức thấp (<2g>  

sản xuất chế phẩm vi sinh phân giải đạm cá

Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN

VLG.2020.009