
- Bảo Tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm
- Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam
- Phương pháp luận và phương pháp tính giá thành đào tạo
- Luận cứ khoa học của việc đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tiền tệ trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất tinh bò đông lạnh tỉnh Thái Nguyên
- Nghiên cứu cơ chế đa dạng hóa và tăng nguồn vốn cho hoạt động khoa học công nghệ và soạn thảo đề án hình thành Quỹ tín dụng phát triển khoa học và công nghệ Tp Hồ Chí Minh: Luận chứng về mô hình quỹ tín dụng và đầu tư phát triển khoa học và công nghệ Tp
- Đánh giá hiện trạng thu gom xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh phục vụ cho việc xây dựng bãi chôn lắp an toàn
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc sốt rét phối hợp dihydroartemisinin-piperaquin do Việt Nam sản xuất đến một số chức năng tim mạch và thần kinh trung ương của động vật thực nghiệm
- Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- Nghiên cứu gây nhiễm loài nấm cộng sinh quý Tricholoma matsutake vào cây thông Pinus kesiya tại Đà Lạt



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
146/10/2024/ĐK-KQKHCN
Xác định nguồn gen và phát triển sản xuất giống gà của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk
Trường Đại học Tây Nguyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Trần Quang Hạnh
PGS.TS. Trần Quang Hạnh (Chủ nhiệm); PGS.TS. Phạm Thế Huệ; ThS. Ngô Thị Kim Chi; ThS. Nguyễn Đức Điện; ThS. Mai Thị Xoan; ThS. Bùi Thị Như Linh; ThS. Trần Thị Thắm; ThS. Nguyễn Anh Tuấn; CN. Nguyễn Đức Dũng; CN. Nguyễn Thị Thanh Tâm;
Khoa học nông nghiệp
04/2022
04/2024
2024
Đắk Lắk
122
- Mục tiêu chung: Xác định được nguồn gen giống gà của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk nhằm phát triển sản xuất và bảo tồn.
- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá được thực trạng chăn nuôi giống gà về con giống, phương thức nuôi, sự phân bố, nguồn gốc, các tính trạng sinh học, tính trạng sản xuất; Đánh giá được đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng, sinh sản, năng suất, chất lượng thịt của giống gà; Xây dựng được các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh; Xây dựng 01 cơ sở nhân giống thuần chủng; Xây dựng được 01 mô hình nuôi gà thương phẩm trong nông hộ.
Kết quả thực hiện:
Giống gà được nuôi với quy mô nhỏ. Phương thức nuôi phổ biến chăn thả, thức ăn sử dụng nuôi gà là thức ăn sẵn có tại địa phương. Chăn nuôi giống gà này gặp những trở ngại: dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi và thiếu con giống chất lượng cao.
Giống gà có tỷ lệ nuôi sống lúc 20 tuần tuổi đạt 92,5%, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên lúc 21,76 tuần tuổi, gà đẻ đạt đỉnh cao ở tuần tuổi 34 – 37. Năng suất trứng của gà đến 73 tuần tuổi là 93,04 quả trứng, tỷ lệ đẻ trung bình đạt 25,54%, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 4,42 kg. Chất lượng trứng tốt, khối lượng trứng đạt 44,57 g, chỉ số Haugh 82,14, tỷ lệ trứng có phôi cao 92,94%, tỷ lệ ấp nở/trứng có phôi 78,18%, tỷ lệ ấp nở/tổng số trứng đem ấp 72,94%. Gà có khả năng sinh sản tương đương với một số giống gà bản địa khác ở Việt Nam.
Gà có khối lượng thấp lúc 20 tuần tuổi con trống đạt 1.305,5 g, con mái đạt 1.014,8 g. Sinh trưởng tuyệt đối ở con trống đạt 10,49g, con mái 7,84 g, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao (4,79 – 5,91 kg/kg tăng KL).
Gà giết mổ lúc 20 tuần tuổi có năng suất thịt cao, tương đương với nhiều giống gà nội tại các địa phương khác. Thịt gà có chất lượng tốt, tương đương với nhiều giống gà nội ở trong nước
Phát triển giống gà của đồng bào
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2024-010