liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Xác định nguyên nhân tôm vễnh mang và biện pháp phòng trị

Trường Đại học Cần Thơ.

UBND Tỉnh Trà Vinh

Tỉnh/ Thành phố

PGS. TS. Đặng Thị Hoàng Oanh

PGS. TS. Đặng Thị Hoàng Oanh; Ths. Trần Việt Tiên; PGS. TS. Trương Quốc Phú; ThS. Lê Ngọc Huyền; KS. Nguyễn Trọng Nghĩa; KS. Trần Quốc Phong; KS. Châu Lan Anh

Nuôi trồng thuỷ sản

2019

Cần Thơ

74 tr.

Hiện tượng tôm vễnh mang xảy ra ở những hộ nuôi sử dụng và không sử dụng thức ăn Hanaro. Nhiều loại chất khác nhau được bổ sung vào thức ăn cho tôm ăn, nhiều loại hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để cải tạo ao và xử lý nước ao nuôi, thuốc và hóa chất cũng được sử dụng điều trị tôm vễnh mang nhưng không có hiệu quả. Ngoại trừ một số mẫu tôm vễnh mang nhiễm virus gây bệnh đốm trắng, không phát hiện các mầm bệnh nguy hiểm (như vi khuẩn gây hoại tử gan tụy cấp tính, virus gây bệnh đầu vàng, vi bào tử trùng gây bệnh chậm lớn) ở các mẫu tôm vễnh mang. Không phát hiện bất thường ở mang và gan tụy tôm vễnh mang qua phân tích mô bệnh học. Thức ăn Hanaro, vi khuẩn Vibrio, nước có độ kiềm hay độ cứng cao các hoạt chất cypermethrin và dipterex không gây vễnh mang ở hai loài tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Riêng hoạt chất deltamethrin ở nồng độ từ 5%-15%
LC50 gây vễnh mang ở cả hai loài tôm này. Sử dung chorine (0,2 mg/L) hay than hoạt tính (1 mg/L) có thể phòng vễnh mang ở tôm do tiếp xúc với deltamethrin. Tuy nhiên, khi tôm đã vễnh mang thì hai hoạt chất trên không có tác dụng điều trị.

Tôm vễnh mang; Phòng trị; Mật độ; Điều kiện nuôi thả

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

TVH-005-2021