- Ứng dụng sản xuất giống ba ba gai và xây dựng mô hình nuôi ba ba thương phẩm tại huyện Sông Mã tỉnh Sơn La
- Chế tạo nghiên cứu tính chất quang của các chấm lượng tử hợp kim trên cơ sở các nguyên tố Cd(Zn) Se và Te nhằm ứng dụng trong pin mặt trời
- Nhân rộng mô hình chế biến chè đắng tại tỉnh Cao Bằng
- Vấn đề xã hội công dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân ở nước ta hiện nay
- Nghiên cứu biên soạn tập bài giảng tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương Sơn La phục vụ giảng dạy học tập trung học lý luận chính trị và trung học hành chính Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt ở tỉnh Sơn La
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo đá mài cao tốc (45-60 m/s)-Quy trình công nghệ sấy đá mài cao tốc
- Thử nghiệm sinh sản hải mã vằn (Hippocampus comes Cantor 1850) tại Cần Giờ
- Điều tra nghiên cứu hệ thống văn hóa bia đá ở Vĩnh Phúc
- Hoàn thiện công nghệ tổ chức sản xuất ngô đông trên nền đất dốc tụt lầy thụt huyện miền núi Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ mây từ thông tin vệ tinh phục vụ nghiệp vụ dự báo mưa dông
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG SẢN XUẤT ĐIỆN MẶT TRỜI TỈNH HẬU GIANG
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang
UBND Tỉnh Hậu Giang
Tỉnh/ Thành phố
Ts. Trần Văn Tấn
Ts. Trần Văn Tấn, Ths. Nguyễn Lệ Phương, Ts. Nguyễn Huỳnh Phước, Ts. Nguyễn Minh Hòa, Ts. Đỗ Nguyễn Duy Phương, Ths. Cao Thanh Lưu, Ks. Huỳnh Thị Thanh Liễu, Ths. Nguyễn Thị Huỳnh Ngân, CN. Thạch Ngọc Mai, Ks. Thái Minh Thư
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
01/12/2019
01/11/2021
2021
Hậu Giang
Tỉnh Hậu Giang có số giờ nắng trung bình năm là: 2.000 hr/yr. Bức xạ trung bình là là 1.123 kWh/m2/năm. Góc tối ưu để lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời là góc từ 10 – 11o hướng Nam. Theo nghiên cứu Hậu Giang có tiềm năng kỹ thuật là 602,7 km2 với công suất 33.151 MW điện mặt trời.
Từ kết quả so sánh từ phần mềm Effigis và Google Earth ta thấy diện tích áp mái phù hợp có sự chênh lệch với tỷ lệ là 13,5%. Diện tích áp mái theo Google Earth trên toàn địa bàn tỉnh Hậu Giang là 17,92 km2, công suất đạt 2.060,8 (MW).
Nghiên cứu xác định được 04 vị trí để đầu tư các nhà máy điện mặt trời với quy mô công suất là 50 MW cho mỗi nhà máy như: Nhà máy điện mặt trời nổi Hồ Nước ngọt, Nhà máy điện mặt trời Long Phú, Nhà máy điện mặt trời Hỏa Lựu 1 và Nhà máy điện mặt trời Hỏa Lựu 2. Từ kết quả phân tích hàm đa mục tiêu AHP cho thấy thứ tự ưu tiên đầu tư là dự án Nhà máy điện mặt trời Hỏa Lựu 1&2, kế đến là Nhà máy Hồ Nước ngọt và Nhà máy Long Phú.
Công nghệ sử dụng cho các dự án điện mặt trời là công nghệ chuyển đổi quang năng thành điện năng thông qua việc sử dụng tấm pin điện mặt trời. Đối với các hệ thống phát điện pin mặt trời nối lưới thì việc lựa chọn các tấm pin mặt trời có công suất lớn, điện áp cao để giảm số mối nối trong một dãy là cần thiết. Căn cứ các tiêu chí lựa chọn tấm pin điện mặt trời đề tài đề xuất chọn tấm pin AE Solar 450 W của Đức có nhiều ưu điểm vượt trội như: giá thành hợp lý, độ bền cao, hiệu suất được bảo hành trong 30 năm và là thương hiệu đến từ Đức.
Phân bố công suất cho thấy trước khi có ĐMT hệ thống điện quốc gia phải cung cấp cho HTĐ của tỉnh Hậu Giang một lượng công suất 458 MW và 76 Mvar vào lúc cao điểm. Trường hợp sau khi có sự kết nối của ĐMT sẽ tạo ra sự thay đổi về trào lưu công suất. ĐMT vào vận hành, gánh nặng về công suất tác dụng cung cấp cho lưới địa phương được chia sẻ cho ĐMT một phần, khi đó ĐMT phát 270 MW. Khi mô phỏng ngắn mạch, giá trị dòng điện ngắn mạch tại bus ĐSK vì bus này kết nối NMĐMT là 8.978 kA nhỏ hơn dòng ngắn mạch cho phép. Độ tin cậy hệ thống được cải thiện đáng kể sau khi có NMĐMT.
Khi đầu tư dự án 50 MW tại Hồ Nước ngọt kết quả phân tích tiềm năng kinh tế từ phần mềm Pvsyst cho thấy dự án NLMT vào lưới điện của tỉnh Hậu Giang với tổng vốn đầu tư là 42.250.051$. Hệ thống sản xuất ra được 74.115.000 kWhr/yr, khả năng thu hồi vốn trung bình là 7,1 năm, giảm phát thải GHG trung bình 28.384 tấn CO2/năm.
Theo các nghiên cứu đã xác định 32 tác động môi trường đối với các nhà máy điện mặt trời và nhận thấy rằng 22 tác động có lợi liên quan đến phát điện truyền thống; 4 tác động trung tính, không tác động nào gây bất lợi và 6 tác động cần nghiên cứu thêm.
Từ các kết quả nghiên cứu có thể kết luận là nhiệt độ tấm PV cao hơn nhiệt độ môi trường khoảng 20oC và nhiệt độ này giảm theo hàm của khoảng cách từ nhà máy. Thêm vào đó, khi có đường đi trong dự án sẽ làm giảm nhiệt độ cục bộ của dự án, từ đó có thể xây dựng nhà máy điện mặt trời quy mô lớn mà không bị hiện tượng đảo nhiệt nếu bố trí các đường đi trong dự án phù hợp. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng “đảo nhiệt” là không đáng kể và có tác động không lớn đến môi trường xung quanh dự án và chất lượng sống của người dân và hệ sinh thái khu vực lân cận.
Tấm pin điện mặt trời sau khi hết thời hạn sử dụng có thể được xử lý như sau: sửa chữa linh kiện, phân tách mô-đun, chiết xuất silic và các nguyên tố kim loại hiếm và đốt để lấy phần dây đồng.
Nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp như sau: đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển điện mặt trời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện mặt trời, thành lập quỹ hỗ trợ tài chính cho phát triển và sử dụng điện mặt trời, áp dụng cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời và áp dụng các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.
Xác định, tiềm năng, điện mặt trời , tỉnh Hậu Giang
Xác định, tiềm năng, điện mặt trời , tỉnh Hậu Giang
HGI-2022-K00