
- Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo thực hành thí nghiệm về sợi quang gắn với phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Hồng Đức
- Đánh giá hiệu quả các đề tài/ dự án trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 1998-2009 và đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2015
- Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống Ngán phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu nuôi vi khuẩn Lam Spirulina giàu selen sinh học
- Nghiên cứu đánh giá và phát triển nguồn gen khoai rnôn sọ miền Bắc Việt Nam
- Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm - Thư điện tử an toàn
- Nghiên cứu về quan hệ công-tư trong việc thúc đẩy sự phát triển của hệ thống Điểm Bưu điện-Văn hoá xã tại Việt Nam
- Nghiên cứu triển khai mô hình chất thải rắn cho một số trung tâm xã của tỉnh Trà Vinh
- Nghiên cứu khả năng xử lý bùn đỏ bằng phương pháp trung hoà nước biển
- Quá trình đô thị hoá ở Thăng Long-Hà Nội kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá-Tổng quan về đô thị hoá và phát triển đô thị



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2020-10/KQNC-CS
Xây dựng bộ Atlas các loài cây cho lá trang trí có khả năng thương mại hóa tại Đà Lạt và các vùng phụ cận
Ban quản lý Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
KS. Lê Thị Phương Hội
ThS. Phan Công Du; ThS. Nguyễn Lê Quốc Hùng; CN. Lê Diệu Trâm; CN. Nguyễn Hữu Thanh Tuệ; TS. Lương Văn Dũng; CN. Nguyễn Thị Thu Hoài; CN. Nguyễn Thị Quỳnh Nghi;
Thực vật học
01/10/2018
01/09/2019
2020
Đà Lạt
45
Theo các tài liệu thu thập được, ở nước ta có khoảng 10.650 loài thực vật, 1.250 loài Nấm lớn, trong đó khoảng 3.400 loài cây thuốc. Khi nghiên cứu về Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng, với sự đa dạng về loài, kiểu rừng, M. Schmid (1974) đã thống kê được gần 3.000 loài thực vật hạt kín và 400 loài thực vật bậc cao có mạch không có hoa. Trong thống kê điều tra rừng Tây Nguyên thực hiện từ 1976-1981, Viện điều tra quy hoạch rừng đã lập danh mục 716 loài, thuộc 86 họ, trong đó 18 loài thuộc 6 họ của ngành Thông (Pinophyta) còn lại là các họ của ngành Mộc lan, Lâm Đồng hiện hữu 80% các loài tìm được. Viện Khoa học Việt Nam (1984) đưa ra danh mục 3.200 loài thì Lâm Đồng có trên 1.600 loài hiện hữu. Qua các tài liệu điều tra trên, có thể thấy rằng còn rất nhiều loài chưa được phát hiện thống kê do việc điều tra chưa được đầy đủ hoàn toàn, nhiều tác giả dự đoán số cây còn cao hơn nhiều.
Cho đến nay, Chính phủ, các Bộ (Nông nghiệp & PTNT, Tài chính,…) và địa phương có nhiều văn bản chỉ đạo công tác phát triển nông - lâm nghiệp và nông thôn. Bao gồm: cơ chế quản lý, khai thác lâm sản và lâm sản phụ (lâm sản ngoài gỗ); giao rừng cho các thành phần kinh tế - xã hội; đầu tư hỗ trợ sản xuất, đào tạo, nâng cấp thiết bị sản xuất; đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, lâm nghiệp; xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống và nghề mới; chính sách ưu đãi tín dụng, thu hút đầu tư,… Các cơ chế chính sách này đã tác động tích cực phát triển lâm nghiệp nói chung và lâm sản ngoài gỗ nói riêng, các làng nghề phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhiều sản phẩm mới được ra đời và được ưa chuộng trên thị trường trong nước và xuất khẩu; trong đó ngành nghề cung cấp lá trang trí phục vụ trong cắm hoa đang ngày một phát triển mạnh mẽ.
Trước đây, những phụ liệu lá trang trí thường được thu hái từ tự nhiên. Việc cung cấp lá trang trí theo cách này không bền vững và dẫn đến một số loài trở nên cạn kiệt do khai thác quá mức. Hiện nay, cây cho lá trang trí được trồng chủ yếu ở một số tỉnh như Đắk Lắk, Bến Tre, Trà Vinh,…Trong khi nhu cầu thị trường về loại cây cho lá trang trí rất lớn, thì nguồn cung ứng cho mặt hàng này lại khan hiếm.
Là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, Lâm Đồng có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó là các chủ trương lớn của tỉnh nhằm phát triển ngành nông nghiệp của địa phương theo hướng hiện đại, bền vững. Có thể nói, Lâm Đồng là nơi hội tụ của hầu hết các loại cây trồng thuộc các vùng, miền của cả nước, trong đó nhiều loại cây trồng có thể sản xuất được quanh năm, nhất là các giống rau, hoa… Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng diện tích trồng hoa trong năm 2018 toàn tỉnh là 8.283,0 ha, là thị trường cung cấp hoa lớn nhất cả nước. Hiện nay, bên cạnh sự phát triển mạnh các loại cây trồng chủ lực của tỉnh, do nhận thấy được tiềm năng của các loại cây cho lá trang trí nên tại Đà Lạt và các vùng phụ cận, một số hộ dân đã bắt đầu trồng thử nghiệm và bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua các nghiên cứu, có thể thấy rằng nghiên cứu tổng hợp về cây lá trang trí hiện nay còn là đề tài khá mới mẻ. Cùng với những giá trị về mặt kinh tế - xã hội, cũng như giá trị về tri thức khoa học bảo tồn phát triển nguồn gene, chúng tôi đề xuất đề tài “Xây dựng bộ Altas các loài cây cho lá trang trí có khả năng thương mại hóa tại Đà Lạt và các vùng phụ cận”. Đây là một hướng nghiên cứu tổng quát mới, là bước đầu cho các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này.
Atlas; lá trang trí; thương mại hóa
Trung tâm Ứng dung khoa học và Công nghệ Lâm Đồng
LDG-2020-010