- Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc giáo dục trẻ em của các gia đình khu vực nông thôn phía Bắc-Đề xuất các giải pháp để xây dựng mô hình nâng cao kiến thức kỹ năng bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em tại gia đình
- Nghiên cứu hiệu lực một số chất phá ngủ làm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa giống
- Nghiên cứu kỹ thuật mô hình mô phỏng mỏ dầu khí phù hợp với dạng đá móng granit nứt nẻ và áp dụng cho mỏ Bạch Hổ
- Dự án hoàn thiện ứng dụng phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn sinh thái cho sản phẩm dệt may
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm chim Yến tại xã Nam Hương- Thạch Hà
- Xây dựng phương pháp tính chỉ số phát triển con người HDI cho Hải Phòng trên cơ sở vận dụng các công thức tính của UNDP và các số liệu thống kê sẵn có hàng năm
- Xây dựng hệ thống mới về mã hóa thông tin
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chương trình phát thanh và máy thu thanh theo công nghệ số - Báo cáo chuyên đề
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý con loài Vọp Geloina coaxans (Gmelin 1791) ở Bến Tre
- Nghiên cứu xây dựng mô hình điều khiển tự động công nghệ băng chuyền và sàng vật liệu
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
120/07/2023/ĐK-KQKHCN
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ thực phẩm thịt lợn sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp Nông thôn
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Tỉnh/ Thành phố
TS. NGUYỄN VÕ LINH
TS. Nguyễn Võ Linh (Chủ nhiệm nhiệm vụ); ThS. Bùi Thị Minh Tuyết (Thư ký); TS Hồ Kim Hương; PGS.TS. Nguyễn Đình Long; PGS.TS Nguyễn Trọng Xuân; KS. Hoàng Thị Thu Thơm; ThS. Ngô Thị Bé; CN Huỳnh Thị Chiến Hòa; CN Hoàng Đình Tiến; ThS. Ngô Ngọc Diệp
Khoa học tự nhiên
01/12/2017
01/03/2020
2021
Hà Nội
155
Mục tiêu tổng quát
Tăng cường chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, góp phần cho ngành chăn nuôi của tỉnh Đắk Lắk phát triển bền vững.Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk- Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch
- Xây dựng nhãn hiệu thịt lợn sạch cho các hộ/tổ chức tham gia mô hình
- Đề xuất các giải pháp phát triển ổn định chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ thịt lợn sạch nhằm hoàn thiện tổ chức sản xuất.
Kết quả thực hiện:
1. Tổng đàn lợn toàn tỉnh năm 2019 là 832.235 con, trong đó tổng đàn lợn sạch là 144.078 con (chiếm 18,7% tổng đàn lợn toàn tỉnh), trong đó đàn lợn sạch nuôi trong trang trại được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo Thông tư 45/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và đạt tiêu chuẩn VietGAP là 117.686 con; đàn lợn nuôi bản địa là 26.392 con.
2. Chuỗi liên kết dọc sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay có 3 chuỗi:
(1) Chuỗi 1: Người nuôi lợn - Cơ sở thu gom trong tỉnh - Cơ sở giết mổ trong tỉnh - Người bán lẻ trong tỉnh (chiếm khoảng 70% tổng đàn lợn sạch);
(2) Chuỗi 2: Người nuôi lợn - Cơ sở thu gom trong tỉnh - Cơ sở thu gom ngoài tỉnh - Cơ sở giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ ngoài tỉnh (chiếm khoảng 10%);
(3) Chuỗi 3: Người nuôi lợn - Cơ sở thu gom ngoài tỉnh - Cơ sở giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ ngoài tỉnh (chiếm khoảng 20% tổng đàn lợn sạch toàn tỉnh). Phân tích tài chính chuỗi liên kết dọc thì hộ bán lẻ, hộ thu gom và lò giết mổ đang thu được nhiều lợi ích lại chịu ít rủi ro. Trong khi đó hộ chăn nuôi thì ngược lại, chịu rủi ro lớn và thu được lợi ích thấp hơn so với hộ thu gom và giết mổ.
3. Chuỗi liên kết ngang trong sản xuất hiện nay có một số mô hình tiêu biểu như công ty CP liên kết với các hộ chăn nuôi lợn; Hợp tác xã nông nghiệp và Du lịch Srepok3 … mang lại hiệu quả rõ rệt.
4. Mô hình chuỗi thịt lợn:
4.1. Các tác nhân tham gia chuỗi:
- Cơ sở chăn nuôi: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cẩm Dương Ban Mê (địa chỉ: Thôn 16, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột).
- Cơ sở giết mổ: Hộ tham gia giết mổ tại Doanh nghiệp tư nhân TM Minh Long, thôn 1 xã Cư Ebur, TP. Buôn Ma Thuột.
- Cơ sở bán thịt lợn sạch: Cửa hàng thực phẩm sạch (BMT Green food, 120 Hoàng Diệu)
Mô hình thực hiện từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 (giá cả theo giá tính theo giá cả thị trường theo ngày của Sở Công thương Đắk Lắk).
4.2. Về hiệu quả kinh tế mô hình: (tính trung bình đối với 1 đầu lợn hơi 100 kg).
- Hiệu quả kinh tế đối với hộ chăn nuôi tham gia mô hình liên kết cao hơn hộ chăn nuôi mô hình đối chứng là 100.000 đồng.
- Hiệu quả kinh tế đối với cơ sở giết mổ tham gia mô hình liên kết cao hơn cơ sở giết mổ mô hình đối chứng là 72.000 đồng.
- Hiệu quả kinh tế đối với cơ sở kinh doanh tham gia mô hình liên kết cao hơn cơ sở kinh doanh mô hình đối chứng là 103.500 đồng.
5. Xây dựng nhãn hiệu thịt lợn sạch cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cẩm Dương Ban Mê (địa chỉ: Thôn 16, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch đã được Cục Sở hữu Trí Tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận hồ sơ.
6. Giải pháp phát triển bền vững chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch: Thực hiện tổng thể các giải pháp như sau: (1) Giải pháp phát triển vùng sản xuất chăn nuôi lợn thịt an toàn, chất lượng cao gắn với hệ thống giết mổ, chế biến; (2) Tăng cường liên kết các tác nhân tham gia chuỗi liên kết; (3) Giải pháp về khoa học công nghệ; (4) Chính sách phát triển chăn nuôi lợn nói chung (trong đó có chăn nuôi lợn thịt sạch); (5) Giải pháp thị trường, xúc tiến thương mại; (6) Giải pháp về công tác tuyên truyền.
Xây dựng chuỗi liên kết Thịt lợn sạch
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2023-007