Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTL.09.16 (VAST.NĐP.07/16-17)

29/KQNC

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tuyến biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Viện Công nghệ Vũ trụ

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tỉnh/ Thành phố

ThS Vũ Hữu Long

ThS. Vũ Hữu Long; ThS. Nguyễn Phúc Hải; TS.Phạm Việt Hòa; TS. Phạm Thanh An; ThS. Nguyễn Vũ Giang; TS. Trần Minh Ý; ThS. Lê Quang Toan; ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang; ThS. Phạm Việt Hồng; ThS.Huỳnh Xuân Quang

Tự động hóa (CAD/CAM, v.v..) và các hệ thống điều khiển, giám sát, công nghệ điều khiển số bằng máy tính (CNC), …

01/08/2016

01/01/2019

2019

Hà Nội

400

Bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ Quốc gia luôn là nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đặc biệt quan tâm.Việc phân giới, cắm mốc và ký kết văn bản hiệp ước giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc đã được hoàn thành là một trong những thành công quan trọng trong công tác đối ngoại của nước ta. Tuy nhiên, công tác quản lý, giám sát hệ thống mốc giới và đường biên trên thực tế hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do chiều dài tuyến quá lớn, địa hình phức tạp và thuộc khu vực nhạy cảm chính trị giữa các quốc gia lân cận. Công tác giám sát, quản lý tuyến biên giới đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, nắm chắc các vấn đề liên quan tới biên giới như vị trí các cột mốc quốc gia, các vật chuẩn để xác định đường biên giới, tình hình dân cư, địa hình, địa vật, tài nguyên, môi trường hai bên. Đây là công việc phải được thực hiện thường xuyên, vừa theo dõi chặt chẽ, vừa kết hợp với việc tổ chức khảo sát, điều tra để cập nhật thông tin và nắm chắc tình hình biên giới, quản lý chặt tình hình sự vụ xảy ra trong khu vực biên giới, nhất là những sự kiện phát sinh. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả phải được lập hồ sơ đầy đủ, chính xác theo ngày tháng, vị trí khu vực phát sinh, phân loại nội dung vụ việc hỗ trợ cho việc theo dõi, quản lý, tra cứu và tham mưu cho cấp trên. Cho đến nay, nhiều nội dung, công tác nghiệp vụ quản lý biên giới vẫn được thực hiện thủ công, quản lý rời rạc, không có sự liên kết giữa tư liệu, văn bản, dữ liệu tuần tra biên giới với cơ sở dữ liệu địa lý. Do vậy, cho dù việc lưu trữ dữ liệu được tổ chức một cách khoa học, theo từng chủ đề thì việc tìm kiếm, tra cứu, lập báo cáo hoặc chiết suất các thông tin mới từ các dữ liệu ban đầu rất khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức, nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu về thời gian và độ chính xác trong công tác quản lý, theo dõi và tham mưu, báo cáo.
Trong những năm gần đây, công nghệ địa tin học đã có những bước phát triển đáng kể, được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực nói chung và hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý và quy hoạch, tổ chức lãnh thổ nói riêng. Công nghệ GIS và viễn thám hiện nay đã cho phép tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu dạng số về địa hình, hiện trạng, tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực, và ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, ảnh chụp trong cơ sở dữ liệu quản lý đồng bộ. Việc xây dựng được một cơ sở dữ liệu địa lý về tuyến biên giới và hệ thống các cột mốc biên giới chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu ứng dụng công nghệ địa tin học sẽ giúp các cơ quan chức năng liên quan nắm chắc, quản chặt hệ thống mốc biên giới quốc gia, đảm bảo an ninh - quốc phòng, ổn định chính trị và phát triển kinh tế vùng biên. Đặc biệt, với các tiện ích được phát triển riêng, có khả năng lưu trữ, tra cứu, cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu văn bản với cơ sở dữ liệu địa lý sẽ là công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho công tác nghiệp vụ quản lý biên giới có ý nghĩa thực tiễn cao, có thể áp dụng cho các tỉnh vùng biên giới khác trong cả nướctrong đó có tỉnh Lai Châu. 
 

Ảnh vệ tinh; Bộ tài nguyên và môi trường; cơ sở dữ liệu; dữ liệu viễn thám; hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia

Trung tâm Kiểm định và Phát triển KHCN Lai Châu - DA

LCU- KQNC-2021-003