
- Giải pháp tài chính nhằm phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn đến 2015 tầm nhìn 2020
- Nghiên cứu xác định mức sử dụng nước trong một số hoạt động sản xuất công nghiệp phục vụ quản lý tài nguyên nước
- Nghiên cứu chọn lọc một số dòng ngan giá trị kinh tế cao
- Nghiên cứu mức độ ô nhiễm và rủi ro môi trường của các chất hữu cơ độc hại (PTS) điển hình trong bụi phát thải từ lò đốt rác sinh hoạt qui mô nhỏ
- Đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Quả cầu xanh đối với cây cam tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật cắt lưỡng cực bốc hơi tổ chức và LASER để điều trị u lành tính tuyến tiền liệt ung thư bàng quang
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nghiền côn chế biến đá xây dựng NĐXD - 30 phục vụ khai thác đá trong nước thay thế thiết bị nhập và xuất khẩu
- Điều tra nghiên cứu tảo độc gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ven biển đề xuất giải pháp phòng ngừa giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra - Thực vật phù du và tảo độc hại ở khu vực nuôi nghêu Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) và Bình Đại (
- Nghiên cứu hoàn thiện hướng dẫn công cụ đánh giá – công nhận Khu Đô thị Xanh tại Việt Nam
- Các giải pháp tài chính khuyến khích thúc đẩy tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
94/09/2022/ĐK-KQKHCN
Xây dựng mô hình chăn nuôi dê Bách Thảo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường đại học Tây Nguyên
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Cơ sở
ThS. NGUYỄN ĐỨC ĐIỆN
CN. Võ Thị Thu Nguyệt (Thư ký), PGS.TS. Văn Tiến Dũng, ThS. Nguyễn Văn Thái, ThS. Ngô Thị Kim Chi, KS. Lê Ly Đa, ThS. Lê Nữ Hòa.
Chăn nuôi
01/09/2019
01/07/2021
2021
Đắk Lắk
61
Kết quả điều tra cơ bản cho thấy: chăn nuôi dê với qui mô nhỏ hơn 20 con / nông hộ chiếm đa số với tỷ lệ 82,3%; phương thức chăn nuôi chủ yếu là áp dụng nuôi nhốt chiếm tỷ lệ 97,77%; nông hộ xây dựng chuồng kiểu kiên cố chiếm 68,9%; 100% các hộ chăn nuôi đã trồng cỏ làm thức ăn cho dê, các loại thức ăn phổ biến là cỏ trồng (VA06), keo dậu, lá cây gòn...; có 53,33% nông hộ chăn nuôi bổ sung thức ăn tinh vào khẩu phần ăn cho dê.
Về tổ chức tập huấn: lớp tập huấn diễn ra 1 ngày với các nội dung phù hopwj với nhu cầu và trình độ người dân; 100% học viên đánh giá “tốt” công tác tổ chức lớp tập huấn và nội dung giảng viên truyền đạt.
Kết quả xây dựng mô hình tại nông hộ:
- Sau 18 tháng triển khai, 100% dê cái đã sinh sản. Tổng số dê con sinh ra còn sống đến cai sữa là 52 con; Tỷ lệ sống đến cai sữa là 96,29%. Số con đẻ ra trung bình là 1,74 con/lứa.
- Tuổi động dục lần đầu của dê Bách Thảo là 212 ngày, thời gian mang thai là 153 ngày, thời gian động dục lại sau khi đẻ là 60 ngày.
- Khối lượng lúc sơ sinh của dê đực là 3,02 kg, của dê cai là 2,25kg, sau 9 tháng nuôi khối lượng của dê đực là 27,59kg và của dê cái là 24,82kg.
- Khả năng thu nhận thức ăn của dê giai đoạn sinh trưởng từ 8 đến 9 tháng là 1,1kg vck/con/ngày và tiêu 12,27kg vck thức ăn/kg tăng khối lượng.
Hội thảo đầu chuồng: Ban chủ nhiệm dự án đã lắng nghe các ý kiến đóng góp để hoàn thiện tài liệu kỹ thuật và ghi nhận những nội dung trao đổi của đại biểu tham dự, đại diện các đơn vị chuyên môn có liên quan
Các sản phẩm của dự án đều đầy đủ theo thuyết minh, trong đó 02 sản phẩm: bài báo và hướng dẫn sinh viên đạt mức 200%.
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2022-009