Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

16/KQNC-TTKHCN

Xây dựng mô hình chuyển đổi kiểu sử dụng đất lúa theo hướng nông nghiệp đô thị tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ

Trường Đại học Cần Thơ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Lê Tấn Lợi

2. Ths. Nguyễn Hữu Kiệt; 3. Ths. Vương Tuấn Huy; 4. Ths. Lý Hằng Ni; 5. Ths. Đỗ Thanh Tân Em; 6. Ths. Huỳnh Thanh Hải; 7. KS. Lý Trung Nguyên.

Trồng trọt

01/07/2014

01/07/2016

2016

Cần Thơ

142

Kết quả  theo dõi mô hình cho thấy trong các mô hình canh tác chuyên màu thì mô hình Dưa lê mang lại lợi nhuận cao nhất là 30,86 triệu đồng/công/năm, các mô hình khác như Nấm rơm là 22,77 triệu đồng/công/năm, Dưa hấu là 8,97 triệu đồng/công/năm, Bắp và Bí cho lợi nhuận thấp nhất lần lượt là 8,02 triệu đồng/công/năm và 4,16 triệu đồng/công/năm. Lợi nhuận cao nhất của các mô hình cây ăn trái  là mô hình Măng cụt đạt 22,65 triệu đồng/công/năm, kế đến là mô hình Cam sành đạt 18,48 triệu đồng/công/năm, Vú sữa đạt 14,23 triệu đồng/công/năm, Xoài đạt 12,63 triệu đồng/công/năm và Sầu riêng có lợi nhuận thấp nhất là 12,18 triệu đồng/công/năm. Mô hình Lúa 2 vụ  và Lúa 3 vụ có lợi nhuận thấp nhất lần lượt là 3,06 triệu đồng/công/năm và 4,98 triệu đồng/công/năm;
Kết quả đánh giá thích nghi đất đai về tự nhiên phân được 8 vùng. Kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên kết hợp với định lượng kinh tế theo chỉ tiêu lợi nhuận phân ra được 6 vùng thích nghi và kết hợp với định lượng kinh tế theo chỉ tiêu hiệu quả đồng vốn phân ra 5 vùng thích nghi.
Dựa vào đánh giá thích nghi và các căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và vành đai thực phẩm của Quận, đề tài đã đề xuất phương án bố trí chuyển đổi các kiểu sử dụng đất lúa, cây ăn trái và chuyên màu đến năm 2020.
 

Kiểu sử dụng đất; hiệu quả kinh tế; thích nghi đất đai; Bình Thủy

Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ

CTO-KQNC2016-16/KQNC