- Nghiên cứu thiết kế tời cáp treo chở người trong đường lò hẹp
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian trong dự báo và giám sát dịch sâu róm thông ở khu vực Bắc Trung Bộ
- So sánh tuyển chọn và khu vực hóa các giống thuốc lá ngoại nhập và địa phương thích ứng trên các vùng sinh thái khác nhau tại tỉnh Đồng Nai
- Kinh tế hợp tác trong quá trình phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở nước ta
- Nghiên cứu đề cuất mô hình thích hợp để quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường tuyến đường Hồ Chí Minh - Chuyên đề 2: Đánh giá tổng hợp hiện trạng tài nguyên và môi trường tại các huyện trọng điểm dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp trước những bất cập về cơ cấu và số lượng của giáo viên THCS ngoại thành Hà Nội
- Khảo sát môi trường phục vụ xây dựng dự án khả thi phục hồi cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) tại Bàn Sấu Vườn Quốc gia Cát Tiên
- Nghiên cứu công nghệ nuôi thâm canh tôm hùm thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp trong hệ thống tuần hoàn
- Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo thực hành thí nghiệm về sợi quang gắn với phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Hồng Đức
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
22/KQNC-TTKHCN
Xây dựng mô hình nuôi cá lóc (Channa striata) trong vèo kết hợp nuôi cá sặc rằn trong ao mương vườn tại phường Tân Phú quận Cái Răng thành phố Cần Thơ
Trường Đại Học Cần Thơ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cơ sở
ThS. Nguyễn Thanh Hiệu
PGS.TS. Dương Nhựt Long; PGS.TS. Lam Mỹ Lan; ThS. Nguyễn Tấn Phong; KS. Phạm Thị Cẩm Lài; KS. Lê Huỳnh Như; KS. Huỳnh Văn Út; KS. Nguyễn Thị Ánh Lê; KS. Lê Văn Chuộng; KS. Lê Văn Hảo
Chăn nuôi
2016
Dự án đã tổ chức được một lớp kỹ thuật về nuôi thương phẩm cá lóc trong vèo và kỹ thuật nuôi cá sặc rằn trong mương vườn với hơn 30 học viên là nông dân, cán bộ trong phường, liên trạm Thủy sản, Phong Điền - Cái Răng cùng tham gia. Ngoài ra, dự án còn tổ chức một buổi hội thảo đầu bờ nhằm trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi cá lóc trong vèo kết hợp nuôi cá sặc rằn trong mương vườn cho các hộ dân trong vùng.
Dự án đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá lóc trong vèo kết hợp với nuôi cá sặc rằn tại phường Tân Phú, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ với kết quả như sau: Một số yếu tố thủy lí hóa trong các ao thí nghiệm được theo dõi như nhiệt độ nước dao động từ 28,4 – 30 oC; pH từ 7 – 7,8; Độ trong từ 26,4 – 31,2 cm; DO dao động 3,5 – 4,4 mg/L; H2S từ 0,09 – 0,32 mg/L và N-NH4+ từ 0,04 - 0,16 mg/L. Kết quả về khối lượng của cá lóc lúc thu hoạch dao động 469 – 852 g/con và cá sặc rằn 65 – 92 g/con; tỉ lệ sống của cá lóc từ 61,8 – 81% và cá sặc rằn từ 38,5 – 66,3%; năng suất cá lóc đạt 42,2 - 68,3 kg/m2 và cá sặc rằn từ 0,17 - 0,40 kg/m2. Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lóc nuôi trong vèo dao động 1,2 – 1,29. Mô hình nuôi cá lóc trong vèo kết hợp với nuôi cá sặc rằn trong mương vườn với tỉ lệ cá sặc rằn thả nuôi so với cá lóc là 1 : 1 con cho tăng trưởng về khối lượng của cá sặc tốt nhất. Hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi cá lóc trong vèo kết hợp với nuôi cá sặc rằn trong mương vườn dao động từ 5,9 – 13,5 triệu đồng/vụ/điểm. Tỉ suất lợi nhuận dao động 18,52 – 33,98%.
Cá lóc; cá sặc rằn; mô hình; thủy sản
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2016-22/KQNC