
- So sánh con lai F1 giữa các giống bò Brahman Red Angus lai Sind trên đàn bò nền địa phương và xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại huyện Ba Tri
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phục hồi và phát triển các hệ sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng
- Nghiên cứu chế phẩm chữa liền vết thương từ polysacarit nguồn gốc thiên nhiên
- Nghiên cứu khảo sát hàm lượng zerumbone từ cây gừng trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái
- Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến điểm du lịch
- Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong phát hiện sớm và dự báo tiên lượng của ung thư thế bào gan nguyên phát trên bệnh nhân nhiễm virut viêm gan B (HBV) - Nghiên cứu vai trò của P53 trong phát hiện sớm và dự báo tiên lượng ung thư tế bào
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng phương pháp laser LIDAR trong môi trường xon khí mỏ than
- Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật cắt lưỡng cực bốc hơi tổ chức và LASER để điều trị u lành tính tuyến tiền liệt ung thư bàng quang
- Nghiên cứu sử dụng hạt nano SiO2 tro trấu mang chất ức chế ion Ce3+ chế tạo sơn lót epoxy bảo vệ chống ăn mòn thép cacbon
- Chế độ không ổn định khi làm việc của nhà máy thủy điện kiểu đường dẫn và sau đập với tuabin tâm trục



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Xây dựng mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm trên địa bàn huyện Đạ tẻh
Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đạ Tẻh
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
CN. Nguyễn Hoàng Minh
Đỗ Phú Hùng;
2012
11
Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn nhiều, có thể dài 2,5-3m, nặng khoảng 10kg. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm. Mắt có con ngươi thẳng đứng. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón toè rộng, mặt dưới ngón có các móng vuốt để con vật dễ leo trèo. Màu sắc của con vật thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang và săn bắt mồi.
Cách nhận biết kỳ đà đực, kỳ đà cái bằng cách lật ngửa bụng con kỳ đà để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt.Kỳ đà đực có gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lồi ra ở lỗ huyệt. Kỳ đà cái có đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lồi ra. Thả giống vào chuồng, mỗi chuồng thả 1 con đực với 3 - 5 con cái.
Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Môi trường sống của kỳ đà phong phú và đa dạng. Kỳ đà hoang dã có mặt ở hầu khắp các nước khí hậu nhiệt đới, nhất là những vùng rừng núi và thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá… Ban ngày thường ngủ, nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn. Kỳ đà thích ẩn mình trong các hang hốc, thích ngâm mình, săn mồi nơi sông suối giống như cá sấu.
Thức ăn của kỳ đà là côn trùng, cóc nhái, gà vịt, tôm cá, thịt động vật loại nhỏ, trong chăn nuôi có thể dùng phụ phẩm để giảm chi phí. Buổi tối thắp đèn để thu hút côn trùng, đây là nguồn thức ăn vô cùng đồi dào và là món ăn kỳ đà rất ưa thích, Ngoài ra nên đặt sẵn máng đựng thức ăn, nước uống cho kỳ đà ăn. Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ xuống thấp thì có thể thắp thêm một số đèn điện để sưởi ấm.
Sinh trưởng, phát triển và sinh sản: Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da). Sau mỗi lần lột da, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng lên 2-3 lần. Kỳ đà có thể lột da mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi có thể dài 2,5 m, nặng 7-8 kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15-17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu chúng ta tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể đạt 80-90%.
Kỳ đà là loài động vật hoang dã nằm trong danh mục cấm khai thác sử dụng, do vậy việc nuôi và kinh doanh phải đăng ký với Hạt kiểm lâm địa phương. Với kinh nghiệm và thực tế nuôi của một số hộ nông dân, Họ cho biết: Kỳ đà dễ nuôi, vốn ít, lời cao, nếu chú trọng nuôi theo kiểu gia đình khoảng vài chục con trên diện tích vài chục m2, có thể cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.
nuôi kỳ đà thương phẩm
VN-SKHCNLD
71/KQNC-LĐ