- Luận cứ khoa học về điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội và môi trường cho việc xây dựng khu kinh tế biển Đông Nam Quảng Trị
- Xác định đặc tính lý hóa than các mỏ Vàng Danh - Mạo Khê
- Ứng dụng mô hình toán học RASCH để quy trình hóa việc xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm khách quan ở Trường Đại học Tiền Giang
- Đổi mới tư duy phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
- Nghiên cứu sử dụng hiệu quả nguyên liệu cám gạo làm thức ăn cho cá
- Chế tạo vật liệu điện cực xốp sử dụng carbon aerogel tổng hợp từ sinh khối Việt Nam ứng dụng cho lọc nước lợ bằng công nghệ khử ion điện dung (CDI)
- Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm - An toàn thông tin cho cơ sở dữ liệu
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị để bảo quản và sơ chế một số nông lâm thuỷ hải sản
- Xác định một chuẩn nghèo thống nhất cho Việt Nam
- Dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011 - 2020
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
141/05/2024/ĐK-KQKHCN
Xây dựng mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển bền vững gắn với giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
Trường Đại học Tây Nguyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tỉnh/ Thành phố
TS. Nguyễn Thanh Trúc
TS. Nguyễn Thanh Trúc (Chủ nhiệm); PGS.TS. Trần Trung Dũng; TS. Trần Ngọc Thanh; TS. Nguyễn Thanh Phương; TS. Phạm Văn Trường; ThS. Vũ Trinh Vương; ThS. Nguyễn Văn Quang; TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm; ThS. Vũ Thanh Sơn Tùng; ThS. H'Loat Knul; ThS. Y Jonh Byă; ThS. H'Uyên Niê; ThS. Lưu Minh Tuấn; CN. Trần Phương Hạnh Niê Kdăm; CN. H Nasơrơ Niê; CN. Nguyễn Trung Vương; CN. Phạm Văn Đức
Khoa học xã hội
03/2022
06/2024
2024
Đắk Lắk
162
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng làm cơ sở đề xuất giải pháp thúc đẩy quản lý hiệu quả liên kết chuỗi giá trị từ khâu trồng rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại các sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm gỗ, góp phần giảm nghèo và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng.
- Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất các sản phẩm gỗ rừng trồng và chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồnghướng tới phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Xây dựng mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển rừng bền vững gắn với giảm nghèo trên địa bàn trong giai đoạn tới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất các giải pháp phát triển mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển rừng bền vững gắn với giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Kết quả thực hiện:
1. Xây dựng được quy chế và cam kết thực hiện
Đã xây dựng xong quy chế phối hợp giữa các tác nhân tham gia mô hình, tiến hành ký kết và cam kết thực hiện đầy đủ. Các tác nhân đã ký kết là:
- Hội nông dân xã Ea Trang đại diện có các nông hộ trồng rừng;
- HTX Lâm nghiệp Ea Trang: tổ chức cung cấp giống, vật tư đầu vào;
- Công ty TNHH MTV Khánh Dương: tổ chức thu mua gỗ rừng trồng.
2. Bộ hồ sơ quản lý rừng
Đã xây dựng xong bộ hồ sơ quản lý rừng với 5 biểu mẫu;
Đã hỗ trợ các chủ rừng xây dựng được 124 bộ hồ sơ.
3. Nâng cao năng lực Hợp tác xã về cung cấp cây giống
Chuyển giao kỹ thuật ươm keo lai giâm hom cho HTX LN Ea Trang. HTX đã nắm được kỹ thuật về ươm keo lai dâm hom trên giá thể và xuất bán được 44.000 cây cho các thành viên. Hiện nay HTX đang tiếp tục ươm cây keo trên giá thể đáp ứng nhu cầu của các chủ rừng.
Xây dựng mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2024-05