- Xây dựng lộ trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
- Xây dựng phần mềm thông tin phục vụ tối ưu hóa công thức dược phẩm
- Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về quyền con người và ý nghĩa với Việt Nam hiện nay- Các chuyên đề nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng TCVN Khoan kích ngầm - Yêu cầu kỹ thuật đối với vỏ ống bê tông cốt thép dùng cho hệ thống thoát nước
- Nghiên cứu các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam theo các vùng sinh thái đặc trưng dự báo xu thế diễn biến đề xuất các chính sách và giải pháp kiểm soát thích hợp - ĐTN: Sức khoẻ cộng đồng và vệ sinh môi trường nông thôn theo các vùng sinh thái đặc t
- Xây dựng mô hình trồng xen cây hoa hòe (sophora japonica) trong vườn cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị một số bệnh lý ngoại khoa trong ổ bụng trẻ em
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí bước đi cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn - Phân tích một số xu hướng phát triển nông nghiệp đầu thế kỷ XXI
- Ứng dụng công nghệ gen chọn tạo các dòng lợn thuần có khả năng sinh sản và sinh trưởng cao từ nguồn gen nhập khẩu (Hoa Kỳ Canada Đan Mạch và Đài Loan) phục vụ chăn nuôi công nghiệp
- Phát triển sản xuất một số cây trồng hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn tại huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng
Công ty cổ phần chè Minh Rồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Nguyễn Hữu Giảng
KS. Bùi Thị Lan Phương; KS. Đặng Thị Yến
2011
Lâm Đồng
Các hộ trồng chè được tập huấn kỹ thuật thâm canh chè theo hướng sản xuất chè an toàn như kỹ thuật đầu tư thâm canh, quản lí dịch hại tổng hợp, cách sử dụng và bảo trì máy đốn và máy hái chè. Các hộ nhất trí cùng áp dụng qui trình thâm canh cây chè như bón phân hữu cơ sinh học Phú Nông 5 tấn/ha; bón phân vô cơ với tỷ lệ đạm: lân: kali là 3: 1: 1 với lượng đạm nguyên chất là 45 kg/tấn chè búp tươi (tương đương với 98 kg urê + 91 kg phân lân (nung chảy) + 25 kg kaliclorua (đỏ), bón bổ sung 125 kg magiê sulfate và 20 kg kẽm sulfate; áp dụng biện pháp quản lí dịch hại trên đồng ruộng và sử dụng máy hái chè để thu hoạch chè búp tươi.
Sau một năm thực hiện mô hình theo hướng dẫn, vườn chè phát triển tốt và cho năng suất cao. Nhờ áp dụng máy hái trong khâu thu hoạch và quản lí tốt dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng nên số lần phải phun thuốc trừ sâu còn 4 lần/năm giảm 50% so với trước đây. Từ khi áp dụng thu hái bằng máy, số lứa hái chỉ là 6 đến 7 lứa/năm, một ngày hái chè bằng máy được 350 đến 450 kg. Vì thế người trồng chè có nhiều thời gian hơn trong việc chăm sóc vườn chè và làm thêm các công việc khác để tăng nguồn thu nhập cho gia đình.
Chè búp được đưa về xưởng chế biến của Công ty làm nguyên liệu để chế biến chè đen CTC. Nguyên liệu này được kiểm tra dư lượng thuốc sâu đã sử dụng bằng thuốc thử và dụng cụ GT Test Kit. Đồng thời gởi mẫu đến Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt để phân tích dư lượng thuốc sâu đã sử dụng, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng vi sinh cũng như hàm lượng nitrat, . . . Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng kim loại nặng và nitrat đều ở mức thấp; hàm lượng total coliforms và E.coli đều âm tính (-); không phát hiện (KPH) thấy dự lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong mẫu chè nguyên liệu. Bên cạnh đó, kết quả bấm bẻ đánh giá phẩm cấp chất lượng nguyên liệu đạt loại 3 phù hợp với việc chế biến chè xanh, chè đen CTC (theo TCVN 1053-71 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2001).
Sản phẩm chè CTC sau khi chế biến được bộ phận KCS của công ty đánh giá có chất lượng khá tốt về ngoại hình, màu nước, hương và vị. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phân tích lý hóa các chỉ tiêu về chất lượng chè như hàm lượng tanin giảm, hàm lượng đường và chất hòa tan tăng đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chè đen. Có được kết quả này là một quá trình xuyên suốt từ việc đầu tư phân bón đầy đủ và cân đối, chăm sóc, thu hái, bảo quản nguyên liệu đến việc thực hiện qui trình chế biến ra thành phẩm luôn đảm bảo giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả này đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng thẩm định, công nhận đủ điều kiện sản xuất chè an toàn.
Nhờ áp dụng đúng qui trình kỹ thuật năng suất vườn chè đạt bình quân 19,79 tấn/ha tăng gần 10%. Số lần phải phun thuốc giảm, chi phí mua thuốc trừ sâu và nhân công hái chè giảm trên 50% đã tạo lợi nhuận sau chi phí là 40,9 triệu đồng/ha, góp phần nâng hiệu quả đầu tư là 41,9%. Từ nguồn nguyên liệu của mô hình đã chế biến được 21,513 tấn chè thành phẩm có chất lượng khá tốt và an toàn, giá bán cao mang lại lợi nhuận 114,1 triệu đồng. “Mô hình sản xuất chè an toàn tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” thành công nhờ có sự liên kết tốt giữa nông hộ trồng chè, doanh nghiệp chế biến và cán bộ kỹ thuật đã mang lại lợi nhuận sau chi phí là 318,8 triệu đồng, hiệu quả đầu tư là 35,57%.
Từ thực tế, một lần nữa khảng định đề tài “Xây dựng thí điểm vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn thị xã Bảo Lộc” được Trung tâm khuyến nông tỉnh thực hiện đã giải quyết vấn đề bức xúc trong sản xuất, thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm chè Lâm Đồng. Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, đơn vị đã áp dụng thêm một số kết quả nghiên cứu khác để xây dựng mô hình được hoàn thiện hơn. Đồng thời giải quyết vấn đề mà đề tài chưa thực hiện được đó là sản xuất ra sản phẩm chè an toàn. Kết quả thực hiện mô hình sản xuất chè an toàn tại Bảo Lâm đã thực sự làm rõ hơn, thiết thực hơn kết quả đề tài đã nghiên cứu; giúp cho người trồng chè có cái nhìn mới trong việc thay đổi tập quán đầu tư thâm canh và thu hái để nâng cao thu nhập từ vườn chè của mình; giúp cho doanh nghiệp chế biến có sản phẩm tốt, an toàn và phát triển bền vững.
sản xuất chè an toàn
VN-SKHCNLD
51/KQNC-LĐ