liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,079,332
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2019-14/KQNC

Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Đạ R’Sal huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông

UBND Tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Hà Ngọc Chiến

KS. Lê Duy Khán, KS. Nguyễn Thị Hà, KS. Giang Thị Lệ Huyền, KS. Kră Jăn Grét

Trồng trọt

01/12/2016

01/11/2018

2018

Đam Rông

56

Huyện Đam Rông là một huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Lâm Đồng được thành lập vào đầu năm 2005. Huyện có 8/8 xã đặc biệt khó khăn, sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn huyện còn mang tính tự cung tự cấp, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, sản phẩm nông nghiệp ít, năng suất cây trồng chưa cao. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất của người dân còn hạn chế. Do đó việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân của huyện Đam Rông là hướng đi hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
    Được sự quan tâm giúp đỡ của Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng, chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện Đam Rông, giao Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông chủ trì thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Đạ R’Sal, Đạ K’Nàng huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng”, với mục tiêu và nội dung chính như sau:
Mục tiêu:
    - Xây dựng được vùng sản xuất rau an toàn phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng tại huyện Đam Rông và khu vực lân cận.
    - Xây dựng được mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới và tưới phun theo hướng chuyên canh trên địa bàn huyện, tổ chức chuyển giao kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình và người dân trong vùng tham gia từ đó nhân rộng mô hình ở địa phương.
Nội dung thực hiện:
    - Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng sản xuất rau của các nông hộ
    - Chuyển giao quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP trong nhà lưới tại huyện Đam Rông.
    - Đào tạo cho 04 cán bộ kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật cho 600 lượt nông dân về các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc các lạo rau như: Quy trình trồng rau xà lách an toàn trong nhà lưới theo VietGAP; quy trinh trồng cây mướp đắng an toàn trong nhà lưới theo VietGAP; quy trình trồng cây dưa leo an toàn trong nhà lưới theo VietGAP; quy trình trồng cây cà tím an toàn trong nhà lưới theo VietGAP;
    - Xây dựng mô hình trình diễn:
        + Mô hình trồng rau xà lách an toàn trong nhà lưới theo VietGAP;
        + Mô hình trồng cây mướp đắng an toàn trong nhà lưới theo VietGAP;
        + Mô hình trồng cây dưa leo an toàn trong nhà lưới theo VietGAP;  
        + Mô hình trồng cây cà tím an toàn trong nhà lưới theo VietGAP;
    - Tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ giới thiệu cho người dân trong vùng học tập, nhân rộng mô hình.
Kết quả thực hiện:
    Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở khoa học và công nghệ Lâm Đồng, UBND huyện Đam Rông, sự phối hợp của UBND xã Đạ R’Sal; Đạ K’Nàng và sự tham gia nhiệt tình của các hộ nông dân, qua 2 năm thực hiện Dự án đã hoàn thành tốt những mục tiêu và nội dung đã đề ra:
    - Dự án tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất rau của 100 hộ gia đình về các chỉ tiêu cơ bản như: trình độ sản xuất, thu nhập bình quân của hộ gia đình, thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau, phương thức tiêu thụ sản phẩm, tình hình sử dụng phân bón, các giống rau hay sản xuất.
     Qua kết quả điều tra, khảo sát dự án đã chọn nội dung cần thiết để tập huấn, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến bà con trong vùng về kỹ thuật trồng các loại rau theo hướng an toàn theo VietGAp.
    - Dự án đã đào tạo được 04 kỹ thuật viên cơ sở về các kiến thức cơ bản về sản xuất các loại rau nói chung và đào tạo chuyên sâu quy trình kỹ thuật về các loại rau thực hiện trong dự án. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 600 lượt hộ nông dân trực tiếp thực hiện mô hình và người dân trong vùng dự án về quy trình trồng rau xà lách an toàn trong nhà lưới theo VietGAP; quy trinh trồng cây mướp đắng an toàn trong nhà lưới theo VietGAP; quy trình trồng cây dưa leo an toàn trong nhà lưới theo VietGAP; quy trình trồng cây cà tím an toàn trong nhà lưới theo VietGAP. Tổ chức 04 buổi hội thảo đầu bờ giới thiệu kết quả mô hình cho người dân trong vùng tham quan học tập, có 200 đại biểu và hộ nông dân tham dự.
    Qua việc đào tạo lý thuyết và hướng dẫn thực hành trực tiếp trên các mô hình, đội ngũ kỹ thuật viên của dự án đã nắm được các quy trình kỹ thuật mà dự án đã chuyển giao. Sau khi được tham gia tập huấn giúp bà con nắm vững các quy trình kỹ thuật để áp dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.
    - Dự án đã triển khai thực hiện 04 mô hình trình diễn về sản xuất 04 loại rau an toàn trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là những mô hình điểm cho bà con nông dân  tham quan học tập và nhân rộng mô hình.
Kết quả đạt được của các mô hình:
    - Mô hình trồng cây dưa leo: Hộ dân đã sản xuất được 02 vụ, vụ 1 xuống giống vào tháng 9/2017 – hết tháng 1/2018 và tổng sản lượng thu được là 2.500kg; vụ 2 xuống giống từ tháng 2/2018 – đến hết tháng 5/2018 và tổng sản lượng thu được là 3.000kg. Với giá bán trung bình 7.000 đồng/kg, mô hình đã thu được trên 18.010.000đồng/2 vụ sản xuất. Hộ dân vẫn tiếp tục sản xuất rau trên diện tích mô hình 500m2 trong những mùa vụ tiếp theo.
    - Mô hình trồng cây mướp đắng: Hộ dân đã sản xuất được 02 vụ, vụ 1 xuống giống vào tháng 6/2017 – hết tháng 10/2017 và tổng sản lượng thu được là 1.950kg; vụ 2 xuống giống từ tháng vụ 2 xuống giống từ tháng 12/2017 – đến hết tháng 5/2018 và tổng sản lượng thu được là 2.200kg. Với giá bán trung bình 9.000 đồng/kg, mô hình đã thu được trên 17.175.000đồng/2 vụ sản xuất. Hộ dân vẫn tiếp tục sản xuất rau trên diện tích mô hình 500m2 trong những mùa vụ tiếp theo.
    - Mô hình trồng cây rau xà lách: Hộ dân đã sản xuất được 02 vụ, vụ 1 xuống giống vào tháng 6/2017 – hết tháng 10/2017 và tổng sản lượng thu được là 750kg; vụ 2 xuống giống từ tháng vụ 2 xuống giống từ tháng 12/2017 – đến hết tháng 5/2018 và tổng sản lượng thu được là 800kg. Với giá bán trung bình 10.000 đồng/kg, mô hình đã thu được trên 7.380.000đồng/2 vụ sản xuất. Hộ dân vẫn tiếp tục sản xuất rau trên diện tích mô hình 500m2 sau khi kết thúc dự án.
    - Mô hình trồng cây rau cà tím: Hộ dân đã sản xuất được 02 vụ, vụ 1 xuống giống vào tháng 8/2017 – giữa tháng 12/2017 và tổng sản lượng thu được là 2.500kg; vụ 2 xuống giống từ tháng vụ 2 xuống giống từ tháng 1/2018 – đến hết tháng 5/2018 và tổng sản lượng thu được là 3.200kg. Với giá bán trung bình 3.000 đồng/kg, mô hình đã thu được trên 4.460.000đồng/2 vụ sản xuất. Hộ dân vẫn tiếp tục sản xuất rau trên diện tích mô hình 500m2 sau khi kết thúc dự án.
    Từ kết quả đạt được của các mô hình trình diễn đã góp phần nâng cao nhận thức của bà con nông dân trong việc sản xuất rau an toàn và đầu tư, chăm sóc cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Kết quả của mô hình trình diễn bước đầu cho thấy phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Các loại rau xà lách, dưa leo, mướp đắng trồng trong nhà lưới phát triển tốt, ít sâu bệnh gây hại và cho năng suất cao. Riêng cây cà tím trồng trong nhà lưới với diện tích nhỏ, chi phí đầu tư cao và giá bán tại thời điểm thu hoạch thấp nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao như các loại rau khác.

Trung tâm Ứng dụng Khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng

LDG-2019-014