- Xây dựng mô hình nuôi cá lóc bông và mở rộng mô hình nuôi cá rô phi dòng gift quy mô hộ gia đình
- Đánh giá Carleman và các ứng dụng
- Cải tiến và hoàn thiện phương pháp thống kê giá và tính các loại chỉ số vật giá
- Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001-2010 ĐTN: Dự thảo hướng dẫn xây dựng quy hoạch môi trường vùng
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trogn việc tạo dòng bố mẹ phục vụ cho chọn giống lúa lai siêu cao sản ở Việt Nam
- Nghiên cứu phân loại loại hình kinh tế phục vụ phân loại thành phần kinh tế
- Nghiên cứu và ứng dụng bê tông chất lượng cao
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng tiêu chí để công bố tổ chức cá nhân đủ điều kiện hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Thát lát cườm (Chìtala ornata, Gray 1831) theo hướng an toàn sinh học tại trại giam Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
- Phổ cập giáo dục tiểu học ở nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Xây dựng mô hình thâm canh cà phê cho đồng bào dân tộc xã Phi Tô huyện Lâm Hà
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
ThS. Võ Khiếm
KS. Nguyễn Văn Quang; KS. Phạm Văn Thịnh; KS. Bùi Thị Thanh Tuyền; KS. Đỗ Văn Thiết
2012
Lâm Đồng
32
Dự án đã xây dựng mười mô hình thâm canh tăng năng suất cà phê, tại thôn Liên Hòa và thôn Phisuor. Dựa vào kết quả của các đề tài nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê và qua khảo sát kỹ thuật thâm canh thực tế tại địa phương, tiến hành biên soạn các quy trình kỹ thuật trồng, thâm canh tăng năng suất cây cà phê, quy trình ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê.
Qua hai năm thực hiện dự án đã tổ chức tập huấn cho 200 lượt hộ nông dân trong vùng nhằm chuyển giao các quy trình kỹ thuật cho bà con tham gia xây dựng mô hình, hình thức tập huấn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trực tiếp trên các mô hình, qua đó giúp cho các hộ nông dân nắm bắt các quy trình kỹ thuật mới để tăng năng suất cây trồng và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật tất cả mọi người đều nhận thấy rõ hơn về việc cần áp dụng quy trình thâm canh tổng hợp cà phê. Đa số đại biểu tham dự tập huấn đều cho rằng đã nắm được các quy trình kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất trên vườn cà phê của mình để đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, Dự án còn phổ biến kỹ thuật ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê để người dân tận dụng phế phụ phẩm ủ làm phân, nhằm tiết kiệm được chi phí trong quá trình đầu tư góp phần hạn chế lây lan nguồn bệnh và giảm ô nhiểm môi trường. Định kỳ hàng tháng cán bộ kỹ thuật của dự án theo dõi mô hình, đôn đốc, nhắc nhở các hộ nông dân thực hiện theo quy trình dự án.
Nhờ được đầu tư thêm phân bón, thuốc BVTV và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật tưới nước và bón phân hợp lý, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và kỹ thuật tỉa cành tạo tán cho cây cà phê nên năng suất cà phê của các mô hình tăng đáng kể. Tại các mô hình dự án, năng suất bình quân năm 2010 tăng 47 kg/1000m2 so với năng suất bình quân năm 2009 và năm 2011 tăng 70 kg/1000m2 so với năng suất bình quân năm 2009.
Những kết quả đạt được của các hộ tham gia mô hình thâm canh cây cà phê đã giúp cho đồng bào dân tộc trong vùng thấy được hiệu quả của việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây trồng để áp dụng có hiệu quả tăng năng suất trên đơn vị diện tích.
Tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình nhằm giúp bà con trong vùng triển khai dự án nắm bắt thêm quy trình kỹ thuật đồng thời thấy được hiệu quả kinh tế khi ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế so với phương pháp sản xuất truyền thống.
Từ kết quả đạt được của các mô hình trình diễn đã góp phần nâng cao nhận thức của bà con nông dân trong việc đầu tư, chăm sóc cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước ổn định đời sống, giúp đồng bào định canh, định cư, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.
thâm canh cà phê
VN-SKHCNLD
61/KQNC-LĐ