- Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cá bằng công nghệ sông trong ao tại Hải Phòng
- Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại ở nước ta trong cơ chế thị trường
- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc trừ sâu phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất nước nông sản và ảnh hưởng sức khoẻ của người nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- Phục tráng và xây dựng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy núi tỉnh An Giang
- Báo cáo kết quả xây dựng và triển khai mô hình phòng trừ tổng hợp chuột đồng hại lúa ở Nghệ An
- Nghiên cứu đề xuất mô hình hệ thống nhận dạng và cảnh báo an ninh cho tòa nhà công sở địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Những đặc trưng cơ bản quan điểm nguyên tắc xây dựng và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp và phát triển bền vững tại xã An Bình huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2010
- Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế công nghệ chế tạo một số thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất thức ăn viên nổi cho cá năng suất 08-10 tấn/h
- Nhân rộng môh ình làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc gia cầm
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
02/GCN-KQNV
Xây dựng nhãn hiệu tập thể Tràng Định cho sản phẩm quả Quýt của huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tràng Định
UBND Tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh/ Thành phố
KS. Lương Văn Hữu
KS. Lương Văn Hữu; TS. Hoàng Hương Giang; KS. Nông Thị Kim Oanh; ThS. Lê Thị Mỹ Hà; KS. Nông Quý Hợi; Nguyễn Thị Thủy; KS. Chu Lệ Hằng; KS. Từ Trọng Hiếu; CN. Nông Thị Huệ; CN. Lý Văn Tuấn
Khoa học nhân văn khác
01/11/2017
01/11/2019
2019
Tràng Định-Lạng Sơn
70 tr
- Đã tổ chức điều tra, đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh quýt tại huyện Tràng Định. Trong đó điều tra được các thông tin chính về cây quýt như: Giống, phương pháp nhân giống, thời vụ trồng, năng suất, chất lượng, thời gian thu hoạch, phương pháp thu hoạch, bảo quản sản phẩm, các thông tin về thời tiết, đất đai... Thông tin về các biện pháp kỹ thuật trồng quýt như: Làm đất, bón phân, làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái; Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm như: Tiêu chuẩn sản phẩm quả quýt, dạng bao bì, khối lượng đóng gói, giá bán, thị trường tiêu thụ chính, khả năng bảo quản... Với phương pháp chính là tổ chức điều tra tại các hộ trồng quýt, thu thập thông tin và khai thác kinh nghiệm từ các cán bộ trực tiếp làm công tác nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Lập được bản đồ xác định vùng bảo hộ. Dự án sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu đã có kết hợp khoanh vẽ thực địa và chuyển họa lên phần mềm chuyên dụng về bản đồ để xây dựng.
- Hoàn thành bộ Hồ sơ để xin bảo hộ và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ. Song song với quá trình lập hồ sơ, dự án đã tiến hành các nội dung nghiên cứu phân tích chất lượng quýt, xây dựng được Quy chế quản lý và sử dụng NHTT quýt Tràng Định; quy chế sử dụng tem, nhãn và các hình thức sử dụng NHTT quýt. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt để phục vụ quản lý và phát triển NHTT, thiết kế mẫu logo, tem nhãn, bao bì... Đây là tiền đề quan trọng để kế thừa và phát triển các chương trình xúc tiến thương mại...
- Xây dựng các phương án khai thác NHTT “Tràng Định” cho sản phẩm quả quýt: tổ chức một số hoạt động quảng bá như tổ chức Lễ công bố NHTT, xây dựng biển quảng cáo tấm lớn, in ấn tờ rơi, nhãn, bao bì sản phẩm...
- Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động quản lý và khai thác NHTT: tổ chức tập huấn cho các hộ trồng quýt, cán bộ hội ở cơ sở... Xây dựng phóng sự quảng cáo, viết bài, đưa tin về quả quýt Tràng Định. Qua đó bước đầu đã giúp người tiêu dùng biết đến quả quýt của huyện nhiều hơn, các cán bộ Hội và nhân dân nắm được mục đích, ý nghĩa của Văn bằng bảo hộ trong việc xây dựng thương hiệu đặc sản do nhân dân làm ra.
Quýt Tràng Định; Nhãn hiệu tập thể
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
LSN-2020-002