
- Tham nhũng và phòng chống tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam
- Nghiên cứu giá trị của sự phục hồi đoạn ST trong việc đánh giá hiệu quả của điều trị tái tưới máu cơ tim và tiên lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
- Nghiên cứu xây dựng mô hình website thương mại điện tử hiện đại áp dụng công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển ngành công thương
- Nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis et Grushvo)
- Thể chế sửa chữa lớn các thiết bị xếp dỡ cảng Hải Phòng (đề mục 2 đề tài 34010306)
- Nghiên cứu chọn các dòng Keo và Bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế
- Giải pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp của người lao động tỉnh Vĩnh Long đáp ứng nhu cầu cách mạng công nghiệp 40
- Đánh giá thực trạng nguyên nhân sạt lở bờ sông Gò Gia trên địa bàn huyện Cần Giờ và đề xuất các giải pháp nhằm ngăn ngừa
- Xây dựng bản đồ GIS phục vụ du lịch tỉnh Bình Định
- Sản xuất cao nấm men giàu lipid từ nấm men Lipomyces starkeyi chọn lọc qua đột biến ngẫu nhiên



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
976/GCN-KQNV
Xây dựng nhãn hiệu tập thể Tràng Định cho sản phẩm Quế của huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tràng Định
UBND Tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh/ Thành phố
KS. Nông Thị Kim Oanh
KS. Nông Thị Kim Oanh, KS. Nguyễn Thị Thủy, KS. Nông Quý Hợi, KS. Hoàng Ngọc Khôi, Ths. Bùi Văn Dũng, KS. Từ Trọng Hiếu, CN. Lương Hồng Vinh, KS. Lương Văn Hữu, CN. Nông Thị Huệ, KS. Nguyễn Công Hà
Khoa học nhân văn khác
01/08/2017
01/08/2019
2019
Tràng Định-Lạng Sơn
58 tr
- Đã tổ chức điều tra, đánh giá được 300 phiếu về thực trạng sản xuất kinh doanh Quế trên địa bàn các xã: Đoàn Kết, Bắc Ái, Kim Đồng, Khánh Long, Cao Minh, Vĩnh Tiến, Tân Tiến huyện Tràng Định.
- Phân tích, đánh giá chất lượng 14 mẫu Quế đại diện cho các khu vực trồng Quế của huyện Tràng Định:
+ Chỉ tiêu chất lượng hóa lý, gồm: Cinnamaldehyd, Coumarin, Tanin là các thành phần chính của tinh dầu vỏ quế: Hàm lượng Cinnamaldehyd chiếm từ 1,37 – 2,417%; hàm lượng Coumarin chiếm từ 7,84mg/100g -186,39mg/100g; hàm lượng Tanin chiếm từ 9,76% - 16,76%.
+ Đánh giá cảm quan vỏ quế: Vỏ quế khô cuộn tròn thành hình ống, dài 30 – 50cm, đường kính từ 1,5 - 5cm, mặt ngoài có màu xám nâu, mặt trong có màu vàng nhạt đến vàng sậm, dễ bẻ gẫy. Mùi thơm, vị ngọt sau nóng cay. Độ dày vỏ từ 2,1 – 8,8mm.
- Lập được bản đồ xác định vùng bảo hộ. Dự án sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu đã có kết hợp khoanh vẽ thực địa và chuyển họa lên phần mềm chuyên dụng về bản đồ để xây dựng.
- Tạo lập được bộ Hồ sơ để xin bảo hộ và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ. Song song với quá trình lập hồ sơ, dự án đã tiến hành các nội dung nghiên cứu phân tích chất lượng Quế, xây dựng được Quy chế quản lý và sử dụng NHTT Quế Tràng Định; quy chế sử dụng tem, nhãn và các hình thức sử dụng NHTT Quế. Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản vỏ Quế để phục vụ quản lý và phát triển NHTT, thiết kế mẫu logo, tem nhãn, bao bì... Đây là tiền đề quan trọng để kế thừa và phát triển các chương trình xúc tiến thương mại...
- Xây dựng các phương tiện, điều kiện và phương án khai thác NHTT “Tràng Định” cho sản phẩm Quế: tổ chức một số hoạt động quảng bá như tổ chức Lễ công bố NHTT, xây dựng biển quảng cáo tấm lớn, bộ sản phẩm trưng bày gian hàng tiêu chuẩn ứng dụng triển lãm, in ấn tờ rơi, nhãn, bao bì sản phẩm...
- Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động quản lý và khai thác NHTT: tổ chức tập huấn cho các hộ trồng Quế, cán bộ hội ở cơ sở... Xây dựng phóng sự quảng cáo, viết bài, đưa tin về cây Quế Tràng Định. Qua đó bước đầu đã giúp người tiêu dùng biết đến Quế của huyện nhiều hơn, các cán bộ Hội và nhân dân nắm được mục đích, ý nghĩa của Văn bằng bảo hộ trong việc xây dựng thương hiệu đặc sản do nhân dân làm ra.
LSN-2019-008