
- Đổi mới công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương trong điều kiện hiện nay
- Sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá: một góc nhìn từ Việt Nam
- Nâng cao hiệu quả giảng dạy tin học trong nhà trường phổ thông bằng biện pháp xây dựng hệ thống chương trình dạy tin học liên thông trong các cấp học (tiểu học trung học cơ sở trung hoc phổ thông)
- Xây dựng mô hình nuôi ếch Thái Lan (Rana tigrina) kết hợp với cá trê vàng (Clarias macrocephalus) trong ao tại quận Cái Răng thành phố Cần Thơ
- Nghiên cứu nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thương phẩm từ tôm bột ương ở các độ mặn khác nhau
- Nghiên cứu tính chất điện và từ của một số vật liệu có cấu trúc nano
- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy chức năng nhiệm vu quyền hạn hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Hoàn thiện và phát triển hệ thống chỉ báo tổng hợp cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Khánh Hòa
- Sinh thái học các loài muỗi cát ở vùng sâu vùng xa miền Bắc Việt Nam và nguy cơ lây truyền Leishmania sang người



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
1321/KHXH
Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Mận hậu Sơn La cho sản phẩm quả Mận hậu của tỉnh Sơn La
Trung tâm phát triển nông thôn
UBND Tỉnh Sơn La
Tỉnh/ Thành phố
TS. Nguyễn Mai Hương
TS. Đào Đức Huấn; CN. Hà Thị Ngọc Bích; CN. Bùi Tuấn Anh; ThS. Phạm Thế Bảo; ThS. Bùi Quang Nguyên; CN. Hoàng Thị Tâm; ThS. Đặng Phúc Giang; CN. Nguyễn Ngọc Yến;
Khoa học xã hội
01/08/2018
01/07/2021
2021
Trung tâm Phát triển Nông thôn
- Xây dựng các công cụ quản lý và sử dụng NHCN đã được xây dựng để phục vụ cho việc quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý nhãn hiệu. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La đã ban hành Quy định quản lý và sử dụng NHCN (Quyết định số 28/QĐ-KHCN ngày 25/02/2019), Quy định kiểm soát NHCN (Quyết định số 37/QĐ-KHCN ngày 10/03/2019).
- Xây dựng mô hình quản lý và sử dụng NHCN “Mận Sơn La” phục vụ cho việc quản lý sản phẩm và duy trì chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền sở hữu và quyền sử dụng NHCN. Mô hình nhằm phát huy vai trò của Nhà nước, tổ chức tập thể, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, HTX vào mô hình quản lý và phát triển NHCN. Mô hình đã được vận hành trên thực tế (4 HTX đã được chính thức cấp quyền sử dụng NHCN) và bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, TXNG và phát triển thương mại sản phẩm mang NHCN.
- Các phương tiện phổ biến, quảng bá sản phẩm mang NHCN đã được thiết kế, xây dựng chuyên nghiệp, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động truyền thông, nâng cao hình ảnh của NHCN“ Mận Sơn La” trên thị trường. Việc các HTX sử dụng các công cụ, kết quả của dự án là mình chứng cho sự phù hợp của các sản phẩm trên thực tế.
- Thực hiện các hoạt động nhằm xúc tiến việc kết nối thương mại liên kết theo chuỗi giá trị: tìm hiểu nhu cầu của thị trường (người tiêu dùng, nhà phân phối), xây dựng phương án phát triển thị trường; triển khai một số hoạt động XTTM giới thiệu sản phẩm và thử nghiệm kênh phân phối (qua 3 kênh phân phối).
- Xây dựng tài liệu tập huấn và tổ chức được 2 đợt tập huấn tại 5 huyện (Mộc Châu, Vân Hồ, Thuận Châu, Yên Châu và TP. Sơn La) nhằm nâng cao năng lực cho các người sản xuất địa phương về các nội dung: (1) Các quy định về sản phẩm, quản lý, sử dụng và phát triển NHCN cho HTX, tổ, nhóm hộ (tổng số: 150 lượt người tham gia);
(2) Tập huấn về thị trường, tổ chức liên kết, xây dựng và ký kết hợp đồng, khai thác và phát triển NHCN “Mận Sơn La” (tổng số: 150 lượt người tham gia).
- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc QR Code trên hệ sinh thái của SmartLife. 03 HTX được hỗ trợ triển khai thử nghiệm hệ thống TXNG động và sổ nhật ký điện tử. Hệ thống TXNG này có thể được kết nối với hệ thống TXNG nông sản chung của tỉnh nhằm phục vụ yêu cầu của quản lý nhà nước đối với các chuỗi nông sản an toàn.
- Xây dựng các tài liệu quảng bá NHCN: Cẩm nang giới thiệu, phóng sự quảng bá trên truyền hình. Các sản phẩm này có thể được sử dụng trong các sự kiện XTTM, hội chợ, hội nghị
xây dựng và phát triển nhãn hiệu Mận hậu Sơn La; nhãn hiệu mận Sơn La
1321/KHXH