
- Nghiên cứu xây dựng mô hình lâm nghiệp xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long (1991 - 1995)
- Phân tích ảnh số cho mục đích tìm kiếm các dấu hiệu thành tạo mỏ khoáng sản để dự báo khả năng tìm kiếm địa chất
- Nghiên cứu xây dựng mô hình lâm nghiệp xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Xây dựng mô hình sản xuất giống hành lá (hành hoa) đạt tiêu chuẩn giống phục vụ sản xuất hành an toàn tại thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu đặc tính một số dầu thô Việt Nam để phân loại đánh giá và đề xuất công chế biến
- Ứng dụng công nghệ sấy (máy sấy SRR1 -SRR - 12 và SHG-4) để sấy nông sản cho bà con nồng dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ yếu tố nguy cơ lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn ( Streptococcus suis) ở các địa phương ngoại thành Hà Nội và đề xuất biện pháp phòng trị
- Xây dựng mô hình nhân giống một số cây dược liệu bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật tại thành phố Đà Nẵng
- Nhà máy nhiệt điện miền Tây-Luận chứng kinh tế kỹ thuật (bước 1)-Lựa chọn địa điểm
- Nghiên cứu phát hiện và quản lý Hemophilia dựa vào phả hệ gia đình các bệnh nhân đã được chẩn đoán tại Viện Huyết học-Truyền máu TW



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
27/KQNC-TTKHCN
Xây dựng quy trình đóng gói bảo quản tồn trữ sản phẩm rau an toàn theo quy mô nông hộ
Chi cục Bảo vệ thực vật Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Tỉnh/ Thành phố
TS. Lý Nguyễn Bình
KS. Nguyễn Thị Mỹ Sơn; KS. Lương Thu Dung; ThS. Trần Thị Kim Thuý; KS. Trần Thị Yến Phượng; KS. Đỗ Kiên Trường; KS. Bùi Thị Hồng Duyên; KS. Nguyễn Phượng Liên; TC. Trần Quang Hải;
Khoa học công nghệ trồng trọt khác
01/05/2011
01/10/2014
2015
Thành phố Cần Thơ
235
Tiêu thụ rau quả là nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Từ lâu, người ta đã biết rau quả là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần nhưng không thể tự tổng hợp được. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ngành công nghệ thực phẩm cũng phát triển theo, tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào, đặc biệt là các thức ăn giàu đạm, béo, đường. Khi đó người tiêu dùng càng thấy rõ vai trò không thể thay thế được của rau quả trong chế độ ăn giúp phòng và chống các bệnh không lây như thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, ung thư…Do có tầm quan trọng như vậy nên nhu cầu rau quả ngày càng tăng, tạo động lực thúc đẩy việc sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm rau quả. Bên cạnh việc gia tăng sản lượng, chủng loại, vấn đề chất lượng, đặc biệt là tính an toàn ngày càng được quan tâm.
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước (Trần Khắc Thi & Trần Ngọc Hùng, 2009). Nước ta cũng là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất là các cây thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của một nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát triển của ngành trồng rau còn một khoảng cách rất xa so với tiềm năng tự nhiên và trình độ canh tác. Ngay cả những năm gần đây, mức độ phát triển vẫn chưa theo kịp các ngành khác trong sản xuất nông nghiệp. “Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 – 2010” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định mục tiêu cho ngành sản xuất rau là: “Đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước, nhất là các vùng dân cư tập trung (đô thị, khu công nghiệp…) và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người 85 kg rau/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD” (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2009).
Bảo quản; đóng gói; tồn trữ; sản phẩm rau;
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2016-27/KQNC