liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

91-199

Xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh luá ở vùng khó khăn (nước sâu ngập úng hạn chua mặn phèn)

Bộ NN và CNTP, Viện CLT và CTP

Bộ Khoa học và Công nghệ

Quốc gia

Vũ Tuyên Hoàng,

Trồng trọt

1990

37 tr.

Đã xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh và chọn các giống lúa thích hợp cho 3 vùng: vùng lúa bị hạn ở Hà Bắc và các tỉnh miền núi phía Bắc; vùng đất xám phèn miền Đông Nam Bộ, vùng nước sâu, nước trũng ngập; vùng đất chua phèn các tỉnh phía Nam. Ơ các vùng bị hạn phía Bắc đã chọn được các giống lúa có năng suất ổn định 40-45 tạ/ha, chịu hạn, chịu sâu bệnh tốt; trong đó các giống CH2, CH3, CH133 được công nhận là giống lúa quốc gia. Ơ vùng đất xám phèn miền Đông Nam Bộ và vùng nước sâu nước ngập đồng bằng sông Cửu Long chọn được 5 giống lúa có triển vọng: IR33-552-12-1-2-1, IR33-665-60-2-1-3-1, IR37-256-31-3-3-2, IR13-198-68-2-1, IR31-363-1-1-3-2-1. Vùng nước sâu 40-60 cm có các giống C10, U14, U17 là chủ lực; ở mức sâu 65-100 cm là các giống lúa địa phương, vùng có mức nước 100 cm, vùng lúa nổi có các giống chệt cụt, năng tây lùn, nếp ngoi. Ơ phía Bắc có các giống chịu ngập U17, U14, C10, ĐB250, NN2298 (trong đó 3 giống U14, U17, C10 là giống lúa quốc gia), năng suất đạt 40-45 tạ/ha. Vùng Trảng Bàng Tây Ninh có 5 giống CH1, CH2, NDR97, Akashi, IR13240-108 thích hợp với đất xám, năng suất 40-45 tạ/ha. Xây dựng mô hình sản xuất thử theo quy trình kỹ thuật với quy mô huyện

Luá; Thâm canh; Quy trình kỹ thuật; Vùng khó khăn; Hạn; úng; Nước sâu; Chua; Mặn; Phèn

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

766