Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

04/2023

Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm nghiệp kết hợp cho vùng Bảy Núi tỉnh An Giang

Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

UBND Tỉnh An Giang

Tỉnh/ Thành phố

TS. Võ Thái Dân

ThS. Phạm Thị Thùy Dương; ThS. Nguyễn Thị Lan Phương; TS. Nguyễn Châu Niên; ThS. Phạm Hữu Nguyên; ThS. Nguyễn Minh Tôn; TS. Trần Văn Thịnh; ThS. Nguyễn Quốc Bình; ThS. Trương Minh Thức

Khoa học nông nghiệp

01/10/2018

01/10/2022

2022

TP. Hồ Chí Minh

175

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá được hiện trạng các mô hình nông lâm kết hợp trên cơ sở đánh giá tính thích nghi đất đai để xây dựng và phát triển có hiệu quả các mô hình nông lâm kết hợp, nâng cao sinh kế cho người dân vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang. Nghiên cứu gồm năm nội dung: Nội dung 1 : Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác nông lâm nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang; Nội dung 2: Cải thiện mô hình vườn hiện hữu của một số hộ dân cư vùng Bảy Núi; Nội dung 3: Xây dựng một số mô hình vườn rừng với cơ cấu cây trồng theo định hướng Nông - Lâm kết hợp; Nội dung 4: Đánh giá tác động của mô hình vườn rừng đến sinh kế người dân; Nội dung 5: Tập huấn và đào tạo. Nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập thông tin về hiện trạng nông lâm kết hợp, đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kỹ thuật của các mô hình nông lâm kết hợp (NLKH) của 181 hộ dân tại huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang; tổ chức phân tích SWOT và tham vấn ý kiến của các chuyên gia để tiến hành cải thiện hai mô hình nông lâm kết hợp và xây dựng mới hai mô hình nông lâm kết hợp tại mỗi huyện; đã thu thập 8 mẫu nước và 24 mẫu đất (3 mẫu/mô hình ở 3 độ sâu: < 30 cm, 30 - 80 cm, > 80 cm x 8 mô hình) để phân tích các chỉ tiêu lý hóa tính, sinh học, đồng thời kết hợp với các thông tin thứ cấp về hiện trạng tài nguyên rừng và hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng các mô hình nông lâm kết hợp để tiến hành phân vùng sinh thái tại địa điểm nghiên cứu; Tổ chức biên soạn quy trình cánh tác nông lâm kết hợp và tập huấn cho cán bộ và nông dân. Các số liệu được tổng hợp, xử lý thống kê miêu tả bằng phần mềm Excel và Statgraphics 15.0; Phân tích các biến liên tục, biến phân nhóm, giới hạn sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochatic Frontier Analysic) và hiệu quả kỹ thuật được thực hiện trên các ứng dụng Benchmarking và AER trong phần mềm thống kê R phiên bản 4.0.1.
Kết quả nghiên cứu: Tổng diện tích đất của 181 hộ được phỏng vấn là 323,55 ha, trung bình 1,79 ha/hộ với độ lệch chuẩn là 1,72 ha. Đất sử dụng cho NLKH chiếm 91,7% đất canh tác của hộ, diện tích đất nông lâm kết hợp của mỗi hộ là 1,54 ha. Các loài cây trồng xen trong một mô hình NLKH có thể giống hay khác với loài cây trồng chính. Các loài cây trồng chính chủ yếu là cây lâm nghiệp, các loài cây trồng xen chủ yếu là cây ăn quả dài ngày, còn cây rau màu và dược liệu là cây trồng xen thường từ lựa chọn thứ 3 trở đi. Bên cạnh đó có 9 mô hình cây trồng NLKH trên đất giao khoán của hộ gia đình đang được người dân sử dụng: cây ăn quả (AQ), cây ăn quả và rau màu thực phẩm (AQ + RMTP), cây ăn quả và cây vật liệu hay dược liệu (CAQ + NVL + DL), cây lâm nghiệp (LN), cây lâm nghiệp và cây ăn quả (LN + AQ), cây lâm nghiệp và rau màu (LN + RM), cây nguyên vật liệu xen cây trồng khác (NVL+ khác), cây thực phẩm măng và cây ăn quả (TPm + AQ), cây thực phẩm măng và cây rau màu (TPm + RM). Trừ một mô hình thuần cây trồng lâm nghiệp, các mô hình còn lại thường có cây ăn quả, cây rau màu thực phẩm hay cây dược liệu trồng xen. Ở mỗi loại mô hình NLKH đều có thể phân bố trên các loại đất và độ dốc địa hình khác nhau. Lợi nhuận ở mô hình TPm + AQ là cao nhất 68,8 triệu đồng/hộ/năm, ở hai mô hình AQ + NVL + DL và AQ + RMTP là thấp nhất. Tỷ số thu - chi giữa các mô hình chênh lệch nhau, bình quân chung là 3,1. Những mô hình liên quan tới cây trồng dài ngày cho lợi nhuận cao và tỷ suất lãi lớn hơn so với các mô hình kết hợp nhiều loài cây. Qua phân tích SWOT, tham vấn ý kiến chuyên gia đã xác định 05 mô hình để dựa vào đó xây dựng các mô hình NLKH tại khu vực Bảy Núi, tỉnh An Giang là: TPm + AQ, AQ, AQ + RMTP, AQ + NVL + DL và NVL + khác. Hiệu quả kĩ thuật (TE) trung bình của các mô hình Nông lâm kết hợp đạt 77,98%; Các yếu tố đầu vào gồm chi phí phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc, tổng diện tích, số lao động có tương quan thuận đến hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH; Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật gồm tuổi của chủ hộ, loại đất canh tác (đất xám đen) và số lần tham gia tập huấn của nông hộ. Để tăng cơ hội phát triển các mô hình NLKH tại khu vực Bảy Núi cần phát triển giao thông, thúc đẩy liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nghiên cứu lựa những loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh và xây dựng hệ thống tƣới. Đã thu thập 24 mẫu đất và 08 mẫu nước để phân tích. Kết quả cho thấy 5/8 mẫu đất (62,5%) có thành phần cơ giới đất trung bình. Có 3 mẫu đất ở độ sâu 0 - 30 cm có dung trọng đất đạt đất trồng trọt điển hình, còn lại tất cả các mẫu đất đều là loại đất bị nén. Độ xốp và độ thoáng khí của đất cũng chủ yếu ở các mẫu đất ở độ sâu từ 0 - 30 cm. Do là khu vực đất núi nên hàm lượng N tổng số, P2O5 tổng số và K2O tổng số chủ yếu ở mức nghèo. Đất hầu hết rất chua và không mặn, chất hữu cơ rất thấp. Đồng thời đã phân vùng sinh thái tại khu vực nghiên cứu thành 03 vùng: dạng sinh thái núi trung bình và rừng tự nhiên, dạng sinh thái núi thấp và đồi với rừng trồng xen kẽ và dạng sinh thái đồi núi thấp và rừng trồng là chính. Đã tổ chức 01 Hội nghị tham vấn nhằm xác định các mô hình NLKH cần cải thiện và xây dựng các mô hình NLKH mới. Kết quả đã cải thiện 04 mô hình NLKH và xây dựng mới 04 mô hình NLKH tại 02 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đã biên soạn quy trình kỹ thuật canh tác của các loại cây trồng trong mô hình. Đã tổ chức 01 lớp tập huấn cho 10 cán bộ kỹ thuật và tổ chức 02 lớp tập huấn về các mô hình NLKH cho 50 hộ dân của hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đã tổ chức 01 Hội thảo khoa học để công bố kết quả nghiên cứu với 70 ngƣời tham dự.

nông lâm; kết hợp; lâm nghiệp

AGG-2023-004