Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

SHTT.ĐP.13-2020

2022-44-NS-ĐKKQ

Xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể Nấm Đan Phượng huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội

Trung tâm phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tỉnh/ Thành phố

THS. ĐẶNG ĐỨC CHIẾN

CN. Hà Thị Ngọc Bích, ThS. Đặng Phúc Giang, ThS. Phạm Thế Bảo, Ông Nguyễn Viết Đạt, CN. Đào Tiến Dũng, CN. Nguyễn Thị Thu Hà, CN. Nguyễn Linh Chi

Khoa học nông nghiệp khác

01/12/2020

01/12/2021

2022

hà nội

1) Dự án đã tiến hành xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản, phương tiện phục vụ cho việc áp dụng trong quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển NHTT “Nấm Đan Phượng”, bao gồm: Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang NHTT “Nấm Đan Phượng”; Quy chế kiểm soát việc sử dụng NHTT và kiểm soát chất lượng sản phẩm mang NHTT; Hệ thống biểu mẫu sổ sách để chủ sở hữu có thể kiểm tra, theo dõi, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang NHTT tại từng hộ sản xuất Nấm Đan Phượng.. Bên cạnh việc dự thảo, xây dựng và áp dụng các văn bản mang tính quy định nhằm quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang NHTT “Nấm Đan Phượng” được ban hành, Dự án cũng đã thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm: bộ mẫu thiết kế các pano, biển quảng cáo, băng rôn, standee, tem treo, bao bì đựng sản phẩm,... Hệ thống các phương tiện để quảng bá, giới thiệu sản phẩm gắn với biểu trưng logo của sản phẩm mang NHTT “Nấm Đan Phượng” đã được thiết kế và đưa vào áp dụng đã được thực hiện trong khuôn khổ dự án này.
2) Đối với sản phẩm Quy định về kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm nấm mang NHTT "Nấm Đan Phượng”: Đây là quy định đặc thù nhằm đảm bảo rằng việc sản xuất để cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt chất lượng như đã được công bố và các quy định này chỉ áp dụng đối với sản phẩm nấm mang NHTT Nấm Đan Phượng, không áp dụng cho các sản phẩm nấm không mang NHTT và không nằm trong vùng bảo hộ NHTT. Bên cạnh đó, đây là tài liệu được lưu hành nội bộ chỉ đưa ra các yêu cầu về mặt kỹ thuật chung, không phải là tài liệu áp dụng chung cho việc sản xuất nấm trên toàn địa bàn TP Hà Nội, do vậy việc đưa ra các yêu cầu về kỹ thuật sản xuất sản phẩm Nấm Đan Phượng mang NHTT là hoàn toàn phù hợp.
3) Về hiệu quả kinh tế của dự án: Qua kinh nghiệm triển khai các dự án, cho thấy rằng sau khi nhãn hiệu được bảo hộ thành công, ý thức của cộng đồng người sản xuất được nâng cao, chất lượng sản phẩm được ổn định, công tác quảng bá sản phẩm được làm tốt sẽ là cơ sở để cho giá bán sản phẩm được nâng cao. Dự án kết thúc khi vừa kết thúc niên vụ nên chưa có nhiều cơ sở dữ liệu để đánh giá về tính hiệu quả kinh tế, do vậy, để có cách nhìn tổng quan hơn về hiệu quả kinh tế của Dự án cần tiến hành đánh giá sâu hơn với thời gian dài hơn để đưa ra những đánh giá mang tính khoa học hơn.
4) Trên cơ sở hệ thống các văn bản quy định áp dụng để quản lý, sử dụng NHTT đã được HND thống nhất ban hành, Dự án đã triển khai tập huấn, phổ biến đến người sử dụng nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của bà con, các nông hộ trồng nấm về việc thống nhất áp dụng Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nhằm đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm Nấm Đan Phượng; về vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng, quản lý và khai thác, bảo vệ NHTT, cũng như trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc đảm bảo cho hệ thống tổ chức và quản lý NHTT vận hành một cách hiệu quả.
5) Tập huấn cho nông dân kiến thức về sở hữu trí tuệ, tập huấn tăng cường năng lực phát triển thị trường, tập huấn về kỹ thuật sản xuất nấm.
6) Kết quả quan trọng nhất là Dự án đã tiến hành xây dựng, thiết lập hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm Nấm Đan Phượng (số 405943, cấp theo Quyết định số 95016/QĐ-SHTT ngày 09 tháng 12 năm 2021).

nấm, đan phượng, hà nội

hà nội

HNI-2022-44/ĐK-TTTT&TK