Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

P2014-04

Áp dụng công nghệ sinh học để sản xuất giá thể mạ và mạ công nghiệp phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại Thành phố Hà Nội

Công ty cổ phần Công nghệ sinh học

Tỉnh/ Thành phố

01C-06 Công nghệ sinh học

Lê Văn Tri

27/10/2016

- Mô tả lĩnh vực, phạm vi ứng dụng: Kết quả thực hiện của Dự án được ứng dụng trong sản xuất lúa góp phần thúc đẩy cơ giới hóa trong khâu gieo cấy lúa. - Mô tả hoạt động chính Tổ chức sản xuất giá thể, sản xuất mạ khay và tổ chức cấy máy theo các quy trình đã được hoàn thiện trong đó đã tổ chức sản xuất được 300 tấn giá thể, 100.000 khay mạ và tổ chức cấy máy được 450 ha trồng lúa trong vụ xuân, vụ mùa 2015 và vụ xuân 2016 tại HTX NN Phú Thắng (huyện Phú Xuyên), HTX nông nghiệp Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ) và HTX nông nghiệp Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ). - Mô tả hình thức chuyển giao công nghệ: + Số lượng đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ: 3 Hợp tác xã + Đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ: HTX Nông nghiệp Phú Thắng – Xã Đại Thắng – huyện Phú Xuyên HTX Nông nghiệp Ngọc Tảo – Xã Ngọc Tảo – huyện Phúc Thọ HTX Nông nghiệp Nam Phương Tiến – Xã Nam Phương Tiến – huyện Chương Mỹ + Phương thức chuyển giao: Đào tạo
Áp dụng mạ khay cấy máy trong sản xuất lúa giúp chủ động được thời vụ, chất lượng mạ đảm bảo,tiết kiệm được thóc giống và công lao động nên giảm chi phí cho khâu làm mạ và cấy từ 2,9-3,3 triệu đồng/ha so với làm mạ dược cấy tay. Mô hình lúa cấy máy bằng mạ khay cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, giúp tăng năng suất từ 3,2-4,1% và hiệu quả kinh tế tăng từ 5,23-5,84 triệu đồng/ha so với mô hình lúa cấy tay bằng mạ dược.Mô hình sản xuất 300 tấn giá thể mang lại hiệu quả kinh tế là 124.046.000 đồng và mô hình sản xuất 100.000 khay mạ mang lại hiệu quả kinh tế là 248.336.000 đồng

Công nghệ sinh học, giá thể mạ, mạ công nghiệp

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

- HTX Nông nghiệp Phú Thắng – Xã Đại Thắng – huyện Phú Xuyên - HTX Nông nghiệp Ngọc Tảo – Xã Ngọc Tảo – huyện Phúc Thọ - HTX Nông nghiệp Nam Phương Tiến – Xã Nam Phương Tiến – huyện Chương Mỹ

+ Nghiên cứu và phát triển mạ khay cấy máy giúp đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất lúa nhất là trong khâu gieo cấy, thay đổi tập quán sản xuất thủ công, lạc hậu của người nông dân, tạo sự liên kết trong sản xuất, thúc đẩy dồn điền đổi thửa là điều kiện để hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung. + Giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất mạ và cấy của người dân như: giảm công lao động nặng nhọc, chủ động thời vụ sản xuất do hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, giảm diện tích làm mạ, tăng khả năng chủ động mạ nhất là trong vụ xuân, đảm bảo nguồn mạ giống chất lượng tốt mà chi phí sản xuất thấp từ đó tăng thu nhập của người dân. + Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa khoa học kỹ thuật mới đến với người nông dân, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân gắn bó lâu dài với ruộng đồng. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho người nông dân có thời gian tham gia các ngành nghề khác, tăng thu nhập.

Hiện nay, lực lượng lao động nông nghiệp ngày càng thiếu, công lao động cao, thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất của nhiều địa phương nên nhu cầu áp dụng mạ khay cấy máy của người dân ngày càng tăng, vì thế mà khả năng ứng dụng công nghệ không chỉ phát triển tại một số tỉnh phía Bắc mà trong tương lai còn có thể phát triển mạnh tại các tỉnh phía Nam. Các kết quả của Dự án được chuyển giao cho các tập thể, Hợp tác xã và các cá nhân có nhu cầu sản xuất mạ khay cấy máy trên cả nước.