liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KH-TNB/14-19

2021-62-1092/KQNC

Bản sắc con người Tây Nam Bộ trong bối cảnh phát triển mới

Viện Tâm lý học

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Quốc gia

PGS. TS. Lã Thị Thu Thủy

PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương; PGS. TS. Phan Thị Mai Hương; PGS. TS. Nguyễn Thị Hoa; TS. Đỗ Thị Lệ Hằng; TS. Nguyễn Thị Phương Hoa; TS. Rơ Đăm Thị Bích Ngọc; ThS. Phạm Minh Thu; PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm; TS. Phú Văn Hẳn; CN. Nguyễn Thị Thanh Thủy; TS. Mai Văn Hải; PGS. TS. Bùi Thị Hồng Thái, TS. Đinh Thị Hồng Vân; TS. Huỳnh Văn Chẩn; ThS. Võ Văn Luyến; ThS. Nguyễn Thị Thúy

Lý luận văn hoá; Nghiên cứu văn hoá nói chung

07/2018

12/2020

27/04/2021

2021-62-1092/KQNC

08/06/2021

Kết quả nghiên cứu của đề tài có những đóng góp mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn: Về mặt lý luận, nghiên cứu đã tổng quan được một số công trình cố liên quan đến bản sắc con người, bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc nói chung và của người dân vùng Tây Nam Bộ nói riêng, đã xem xét kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan và Malaysia trong việc phát huy bản sắc con người, bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc. Nghiên cứu đã phân tích và làm rõ khung lý luận nghiên cứu bản sắc con người trong bối cảnh phát triển mới (phát triển bền vững), bao gồm: - Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu và luận bàn về bản sắc; - Hình thành khái niệm bản sắc con người Tây Nam Bộ và xác định một số yếu tố góp phần hình thành bản sắc con người Tây Nam Bộ; - Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững; - Xây dựng khung phân tích bản sắc con người Tây Nam Bộ trong bối cảnh phát triển mới (bối cảnh phát triển bền vững). Theo đó, đề tài đã xác định, nghiên cứu bản sắc con người Tây Nam Bộ dưới tác động của bối cảnh phát triển mới là nhằm tìm hiểu những nét đặc trưng tâm lý - văn hóa chung của cộng đồng người tại khu vực Tây Nam Bộ, thể hiện qua hệ giá trị, chuẩn mực, lối sống, tính cách, cách ứng xử của họ trong môi trường tự nhiên, trọng lao động, trong mối quan hệ xã hội và trong quan hệ với bản thân, hướng tới tăng trưởng kinh tế một cách bền vững trong những thách thức của bối cảnh mới, đồng thời bảo vệ môi trường và sự công bằng về điều kiện sống giữa người với người. Về mặt thực tiễn, đề tài đã chỉ ra được: - Nhận diện bản sắc con người Tây Nam Bộ dưới góc nhìn của người miền Tây - Bản sắc con người trong quan hệ với quốc gia - dân tộc Việt Nam - Bản sắc con người Tây Nam Bộ trong quan hệ tôn giáo - Bản sắc con người Tây Nam Bộ trong quan hệ với các nhóm xã hội - Bản sắc con người kinh tế của cư dân Tây Nam Bộ - Bản sắc con người môi trường của cư dân Tây Nam Bộ - Bản sắc con người Tây Nam Bộ trong đời sống cá nhân - Tính thống nhất và đa dạng trong bản sắc con người Tày Nam Bộ Từ các kết quả trên đây, nghiên cứu đề ra các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy vai trò tích cực của bản sắc con người Tây Nam Bộ trong bối cảnh phát triển bền vững bao gồm: ❖ Nhóm giải pháp nhằm tích cực hỏa quan hệ xã hội của người dân Tây Nam Bộ hướng đến phát triển bền vững ❖ Nhóm giải pháp phát huy bản sắc con người kinh tế hướng tới phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ ❖ Nhóm giải pháp phát huy bản sắc con người môi trường hướng tới sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ ❖ Nhỏm giải pháp phát huy bản sắc con người trong đời sống cá nhân hưởng tới sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ Kết quả nghiên cứu trên được chuyển giao bằng các phương thức sau: - Phương thức 1: Chuyển giao các kết quả nghiên cứu và các giải pháp phát huy bản sắc cho các Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Sở Giáo dục và đào tạo của các tĩnh mà đề tài đã khảo sát thực tiễn để sử dụng trong công tác phát huy những nét bản sắc tích cực, giảm thiểu/thay đổi những nét bản sắc còn hạn chế của con người Tây Nam Bộ nhằm phát triển bền vững vùng dưới tác động của bối cảnh mới giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng được chuyển giao tới các cơ sở giáo dục đào tạo, dùng làm tài liệu tham khảo và giảng dạy cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Tâm lý học. - Phương thức 2: Toạ đàm, hội thảo giữa các nhà nghiên cứu lý luận, hoạch định chính sách và tổ chức thực tiễn là phương thức quan trọng nhầm chuyển giao kết quả nghiên cứu. Phương thức này dược thể hiện ngay trong khâu phối hợp, liên kết giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân để thực hiện đề tài. Phương thức 3: Thông qua các bài viết đăng trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành và đa ngành, Ban Chù nhiệm đề tài xã hội hóa một số sản phẩm và kết quả nghiên cứu thu được của đề tài.
19353

Bản sắc con người; Văn hóa; Phát triển bền vững

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không