
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai lũ cho lưu vực sông miền Trung
- Các loại hình thể chế chính trị đương đại - phân loại so sánh và tìm ra những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện thể chế chính trị Việt Nam hiện nay
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tổng hợp thâm canh cây dâu và nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu động học laser màu phản hồi phân bố sử dụng môi trường hoạt chất lai tạp hữu cơ - nano kim loại
- Thiết kế bài học minh họa và kế hoạch dạy học theo chủ đề môn Khoa học tự nhiên theo chương trình GDPT mới (2018)
- Nghiên cứu đánh giá tác động của các bậc thang thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông đến dòng chảy môi trường kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp giảm thiểu bất lợi
- Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật trong các đầm nuôi tôm góp phần tạo cơ sở khoa học để phát triển nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Văn học Phật giáo Việt Nam - Những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật
- Nghiên cứu phát triển công nghệ thân thiện môi trường trong xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp áp dụng với quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện Việt Nam
- Nghiên cứu mối liên quan giữa hồi phục điện môi với tính áp điện của hệ vật liệu áp điện không chứa chì BCT và BZT-xBCT nhằm hiểu rõ bản chất vật lý của tính áp điện lớn thu được trên hệ vật liệu BZT-xBCT



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
QGT16.ĐT.02/2020
08/2024/TTPTKH&CN
Bảo tồn nguồn gen Gà ri vàng của đồng bào Trại xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên
Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Thảo Vân
UBND Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh/ Thành phố
Phạm Thị Trang
TS. Phạm Thị Trang; TS. Nguyễn Thu Quyên; TS. La Văn Công; ThS. Trần Viết Vinh; TS. Lê Việt Phương; ThS. Lê Minh Toàn; TS. Bùi Văn Thắng
Khoa học nông nghiệp
01/07/2020
01/07/2023
11/09/2023
08/2024/TTPTKH&CN
01/03/2024
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá sự phân bố của gà Ri vàng tại hai xã Tân Cương và Phúc Trìu chúng tôi sẽ lựa chọn địa bàn, tuyển chọn gà đủ điều kiện để đưa vào các mô hình bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ phục vụ cho việc nhân đàn.
Trong tổng số 359 gà Ri vàng phân bố ở 2 xã điều tra thì ở giai đoạn tuổi 9 - 20 tuần tuổi có 128 con (36,65%) và trên 20 tuần tuổi có 146 con (40,67%) có tỷ lệ cao hơn ở giai đoạn từ 0 - 8 tuần tuổi là 23,68%. Qua quá trình điều tra chúng tôi được biết ở giai đoạn tuổi gà giò (9 - 20 tuần tuổi) đến giai đoạn nuôi đẻ (trên 20 tuần tuổi) chiếm tỉ lệ cao là mục đích phụ vụ cho việc sinh sản và nhu cầu thực phẩm của hộ dân hoặc bán.
Căn cứ vào kết quả xác định cơ cấu gà Ri vàng của đồng bào Trại ở 3 giai đoạn tuổi, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch chọn địa điểm thu thập gà trưởng thành (19 - 20 tuần tuổi) để đưa về các mô hình bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ phục vụ công tác lưu giữ nguồn gen.
Phân tích và giải trình tự nucleotide thành công đoạn gen FGFBP 2 của giống Gà ri vàng Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên. Đã đăng ký thành công trình tự nucleotide của FGFBP 2 lên ngân hàng gen Quốc tế với mã số là OL800559.1
Xây dựng thành công 01 mô hình bảo tồn và lưu giữ tại vị và 01 mô hình chuyển vị gà ri vàng với quy mô 250 con (200 mái + 50 trống)/mô hình. Các mô hình này là cơ sở để bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen gà ri vàng trong thời gian tới.
Việc tuyển chọn gà Ri vàng Tân Cương đàn hạt nhân thế hệ đầu đã chọn lọc và xây dựng được 02 mô hình bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ với 400 gà mái có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống, khối lượng cơ thể, khả năng sinh sản có chiều hướng cải tiến hơn rõ rệt so với thế hệ đầu.
Với đàn hạt nhân: Áp lực chọn lọc đối với gà trống thế hệ sau 0,13; gà mái là 0,35, ly sai chọn lọc với gà trống 105,72gr, với gà mái 84,18gr; Khối lượng trống luc 20 tuần tuổi là 1691,81 gr, với gà mái là 1299,23 gr. Tuổi đẻ đầu: 139 ngày, tuổi đẻ 5% là 144 ngày, tuổi đẻ đỉnh cao: 225 ngày, tỷ lệ đẻ đỉnh cao: 62,75%; Tỷ lệ đẻ bình quân đạt 37,01%, NST/mái BQ đạt 132,12 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng đẻ ra: 3,67Kg, tỷ lệ trứng giống 87,51%; Tỷ lệ phôi: 93,25%, tỷ lệ nở/phôi: 89,50%, tỷ lệ nở/trứng ấp: 83,46%, tỷ lệ gà loại 1 là 97,13%.
Đàn sản xuất: Khối lượng sơ sinh 30,04 g/con, lúc 8 tuần tuổi 615,58 g, khối lượng 20 tuần tuổi là 1696,89 g với gà trống, 1284,65 g với gà mái. Đến 20 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn/gà trống là 7.812,33 g/con; gà mái 7.514,38 g/con; Tuổi đẻ đầu: 140 ngày, tuổi đẻ 5% là 149 ngày, tuổi đẻ đỉnh cao: 231 ngày, tỷ lệ đẻ đỉnh cao: 61,33%; Tỷ lệ đẻ bình quân đạt 37,15%, NST/mái BQ đạt 133,83 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng đẻ ra: 3,67Kg, tỷ lệ trứng giống 92, 00%; Tỷ lệ trứng có phôi: 90,45%, tỷ lệ nở/phôi: 87,40%, tỷ lệ nở/trứng ấp: 80, 00%, tỷ ệ gà loại 1: 96,35%;
Xây dựng 03 quy trình (cấp cơ sở) gồm: Quy trình kỹ thuật chọn, chăn nuôi đàn hạt nhân gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương; Quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương sinh sản; Quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương thương phẩm.
Tư liệu hóa toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài. Hoàn thành các báo cáo khoa học, xuất bản 01 bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, thiết lập bản đồ 1/50.000 về phân bố của gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương; xây dựng một phóng sự về gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương trên trang tin Sở KHCN tỉnh Thái Nguyên;
Đề tài quỹ gen “Bảo tồn nguồn gen Gà ri vàng của đồng bào Trại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên” đã góp phần nâng cao hiểu biết về nguồn gen vật nuôi, tầm quan trọng của việc bảo tồn nguồn gen gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ sinh thái môi trường.
Xây dựng được 01 mô hình bảo tồn và lưu giữ tại vị và 01 mô hình chuyển vị gà ri vàng đối với giống gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương, tạo cơ sở để tiếp tục lưu giữ, khai thác và phát triển giống gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương trong tương lai gần.
Cung cấp thêm các quy trình công nghệ chăn nuôi gà ở địa phương, kết hợp phương pháp chăn nuôi truyền thống, kinh nghiệm của đồng bào dân tộc để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với xã hội - Môi trường: Kết quả nghiên cứu đã làm thay đổi cách suy nghĩ và tập quán chăn nuôi của người dân, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất kém hiệu quả, tận dụng môi trường đất trống, bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì sự phát triển sản xuất bền vững.
Đối với tổ chức chủ trì có điều kiện nâng cao vai trò, trách nhiệm trong nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi địa phương có giá trị của Quốc gia của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời nâng cao vai trò, năng lực, nguồn lực cho công tác nghiên cứu khoa học. Là điều kiện, môi trường tốt để các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ rèn luyện, thử thách bản thân. Các tài liệu khoa học thu được từ nhiệm vụ này sẽ là cơ sở dữ liệu quý, góp phần vào công tác nghiên cứu, đào tạo của các trường Cao Đẳng và Đại học thuộc lĩnh vực Nông nghiệp trong cả nước.
Đối với các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu có cơ hội, điều kiện để tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, để bảo tồn và phát triển gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhanh hơn và phát triển bền vững hơn.
Trên cơ sở các kết quả thu được từ nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen, việc tiếp tục duy trì các mô hình bảo tồn gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương là rất cần thiết. Tuy nhiên, để bảo tồn nguồn gen gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương cần phải theo phương châm “Bảo tồn và phát triển”, lấy phát triển để bảo tồn nguồn gen. Trong đó việc đầu tiên cần làm là xây dựng thương hiệu giống gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương. Thống nhất lấy tên là gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương cho loài vật nuôi này. Xây dựng dự án khai thác nguồn gen gà gi vàng của đồng bào Trại xã tân Cương và giao cho Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Thảo Vân chủ trì triển khai tại địa phương. Hỗ trợ người chăn nuôi, tạo nguồn sản phẩm có uy tín cung cấp ra thị trường...
Bảo tồn nguồn gen, Gà ri vàng, đồng bào Trại
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 1
có
Đào tạo 01 kỹ sư chuyên ngành Chăn nuôi thú y.