Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KX.04/16-20

2020-62-1229/KQNC

Các thành phần kinh tế Việt Nam hiện nay: Thực trạng xu hướng phát triển và định hướng chính sách

Viện kinh tế Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Quốc gia

PGS. TS. Trần Đình Thiên

PGS. TS. Phí Mạnh Hồng, PGS. TS. Đặng Phương Hoa, TS. Phạm Sỹ An, TS. Lê Văn Hùng, TS. Nguyễn Đình Hòa, TS. Phạm Bích Ngọc, TS. Đào Thị Hoàng Mai, TS. Lý Hoàng Mai, TS. Phí Vĩnh Tường

Địa lý kinh tế và văn hoá

01/2017

11/2020

09/09/2020

2020-62-1229/KQNC

09/12/2020

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Xác định cách tiếp cận mới về nghiên cứu nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế, gắn với bối cảnh thế giới và thời đại mới. Đánh giá giai đoạn đổi mới kinh tế vừa qua, nhận định mới về cấu trúc nền kinh tế nhiều thành phần, xác định các vấn đề và nguyên nhân, tập trung vào các nguyên nhân cơ chế, chính sách, từ góc nhìn tái cơ cấu và hội nhập kinh tế quốc tế “thế hệ mới”. Nhận thức về thế giới và thời đại tại điểm ngoặt lịch sử. Nhận diện các vấn đề, thời cơ và thách thức phát triển đặt ra cho Việt Nam, cho nền kinh tế nhiều thành phần và các thành phần kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới. Đề xuất quan niệm lý luận mới về “nền kinh tế nhiều thành phần” và “các thành phần kinh tế” (tên gọi, nội hàm, cấu trúc, cơ chế vận hành) phù hợp với xu thế và yêu cầu phát triển trong bối cảnh thời đại mới (công nghệ cao, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng). Kiến nghị cách tiếp cận hành động (chiến lược và chính sách) mới [cải cách, đột phá, logic mới thay vì cải tiến, chỉnh sửa, tháo gỡ, cơi nới]. Đề xuất thay đổi một số khía cạnh gắn với quan điểm đường lối và chiến lược phát triển kinh tế từ góc độ “thành phần kinh tế”: xây dựng và triển khai chiến lược – chương trình quốc gia về phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam, triển khai chiến lược phát triển khoa học công nghệ và chuyển sang kinh tế số với tư cách là chiến lược trục của toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, định hướng tăng cường nhà nước “kiến tạo phát triển” theo tinh thần “quốc gia khởi nghiệp”,… Đề xuất và kiến nghị các giải pháp hành động (chính sách và cơ chế) để thúc đẩy phát triển các lực lượng (thành phần) kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới, theo cách tiếp cận và logic mới (cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển trục kinh tế tư nhân, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp - sáng tạo, …). Cung cấp những tri thức lý luận và thực tiễn mới cho công tác đào tạo, nghiên cứu và hoạch định chính sách – chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
18129
Đóng góp vào quá trình đổi mới tư duy phát triển, xây dựng đường lối, chiến lược, hoạch định cơ chế và chính sách phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại của Việt Nam, tập trung ở khía cạnh xây dựng các lực lượng chủ thể của nền kinh tế thị trường hiện đại (hội nhập quốc tế - công nghệ cao). * Hiệu quả xã hội: Đóng góp vào việc làm thay đổi tư duy và nhận thức lý luận – thực tiễn của xã hội về quá trình phát triển kinh tế 35 năm đổi mới vừa qua và đặc biệt là cho giai đoạn phát triển 10-20 năm tới, trên cơ sở cung cấp những hiểu biết mới và mang tính hệ thống về thế giới và thời đại.

Thành phần kinh tế; Chính sách; Định hướng; Xu hướng phát triển

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

04 Tiến sỹ