
- Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác tiên tiến đa năng mới trên cơ sở vật liệu mao quản nano sử dụng cho quá trình chế tạo nhiên liệu sinh học hóa dược và bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vùng năng lượng và các tính chất truyền dẫn của điện tử ở các cấu trúc nano dựa trên graphene và các vật liệu tựa graphene
- Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế (Đương quy Đan sâm Cát cánh) theo hướng tiêu chuẩn GACP - WHO tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai
- Nghiên cứu loại bỏ kháng sinh trong nước thải bệnh viện bằng công nghệ màng Sponge MBR kết hợp quá trình ozone
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất và sử dụng ván mỏng (ván bóc và ván lạng) chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu từ gỗ keo và bạch đàn
- Nâng cao hiệu năng mạng vô tuyến chuyển tiếp sử dụng các giao thức truyền đa chặng cộng tác dưới sự tác động của giao thoa đồng kênh và suy giảm phần cứng
- Nghiên cứu đề xuất hệ thống giám sát - báo cáo - thẩm định (MRV) các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Giảm thiểu lượng tia trong chụp cắt lớp CT sử dụng các phương pháp khôi phục thống kê
- Nghiên cứu cấu trúc quần thể vi sinh vật dạ cỏ của bò trong những điều kiện nuôi dưỡng khác nhau
- Phát triển dịch vụ ứng dụng công nghệ GPS trong quản lý giám sát điều phối và tối ưu hóa kế hoạch sử dụng phương tiện



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
103
2021-48-125/KQNC
Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của các chấm lượng tử Graphene được chức năng hóa nhằm định hướng ứng dụng làm vật liệu quang điện mới
Viện Khoa Học Vật Liệu
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
PGS.TS. Phạm Thu Nga
TS. Lê Xuân Hùng; PGS.TS. Nguyễn Thị Thục Hiền; TS. Vũ Thị Hồng Hạnh; TS. Đào Nguyên Thuận; ThS. Phạm Nam Thắng
Vật liệu điện tử
01/12/2018
01/12/2020
25/01/2021
2021-48-125/KQNC
29/01/2021
Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
Nghiên cứu chế tạo các chấm lượng tử graphene (GQDs) từ các nguồn nguyên liệu ban đầu khác nhau như Citric Acid (CA), Pyrene, nhằm chế tạo ra các GQDs có sự đồng đều về kích thước và hình dạng. Tìm ra các thông số tối ưu cho phương pháp chế tạo, so sánh giữa các phương pháp chế tạo và tìm ra vật liệu ban đầu và phương pháp chế tạo ra các GQDs có hiệu suất lượng tử cao nhất. Nghiên cứu về hiệu suất lượng tử QY của các loại GQDs chế tạo được. Nghiên cứu quá trình xử lý sau khi tổng hợp GQDs. Đây là quá trình được sử dụng để làm sạch GQDs chế tạo được ra khỏi các chất tham gia còn dư thừa lại sau phản ứng. Đây cũng là quá trình phân tách và biến đổi bề mặt của GQDs. GQDs có thể được làm sạch bằng các kỹ thuật khác nhau như thẩm tách, lấy từng phần bằng dung môi, siêu lọc. Tiếp đó là biến đổi chức năng hóa các chấm lượng tử graphene với các nhóm chứ khác nhau, ví dụ như -OH, -NH2. Nghiên cứu pha tạp GQDs với các nguyên tố N, (F) hoặc S. Xác định nồng độ tối ưu của nguyên tố pha tạp. Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và pha tinh thể hình thành của các loại chấm lượng tử graphene chế tạo được, bằng các phương pháp HR-TEM, TEM và XPS. Sử dụng phương pháp tán xạ Raman để xác định sự hình thành pha kết tinh GQDs cũng như đánh giá chất lượng của mẫu GQDs đã tạo ra. Nghiên cứu các phổ hấp thụ, phổ phát xạ, thời gian sống, hiệu suất lượng tử của các mẫu GQDs chế tạo được. Trong các GQDs, các tính chất điện tử và quang phụ thuộc cùng một lúc vào cả kích thước và trạng thái bờ. Nghiên cứu các hiện tượng vật lý liên quan, nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến các mode dao động trong chấm lượng tử graphene. Các quá trình giam giữ hạt tải trong các GQD còn chưa được biết đến nhiều. Còn cần nhiều nghiên cứu để làm rõ và sáng tỏ một số hiệu ứng giam giũ lượng tử trong cấu trúc này, và các cơ chế huỳnh quang liên quan trong các mẫu thực.
Chế tạo; Nghiên cứu; Tính chất quang; Chấm lượng tử Graphene; Chức năng hóa; Định hướng ứng dụng; Vật liệu quang điện
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không