- Nghiên cứu phát triển công nghệ sấy gỗ rừng trồng sử dụng năng lượng mặt trời và công nghệ bơm nhiệt
- Nghiên cứu xác định nguyên nhân cơ chế và đề xuất các giải pháp khả thi về kỹ thuật hiệu quả về kinh tế nhằm hạn chế xói lở bồi lắng cho hệ thống sông Đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Blockchain phục vụ truy xuất nguồn gốc các nông sản chủ lực (cà phê hồ tiêu CAQ rau thịt) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Xây dựng hệ thống VoIP an toàn hỗ trợ hoạt động Công An Hà Nội
- Nghiên cứu tính toán thiết kế chế tạo lắp đặt và đưa vào vận hành trạm phân phối có cấp điện áp đầu ra đến 500kV và tích hợp hệ thống nhị thứ cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600MW
- Nghiên cứu chiết tách cấu trúc và hoạt tính sinh học của các ulvan từ một số loài rong lục thuộc chi Ulva Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tuyên giáo Đảng ủy các cấp xã thị trấn trên địa bàn huyện Yên Mô
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất và tinh chế TiCl4 từ sa khoáng ven biển Việt Nam và chế tạo bột TiO2
- Khảo sát kiến thức thực hành chăm sóc bàn chân và đặc điểm loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2017
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất Prodigiosin từ vi khuẩn tái tổ hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
106-YS.06-2013.23
2018-48-983/KQNC
Cơ chế điều hòa trao đổi lipid của các hợp chất từ thực vật biển Việt Nam trong phòng và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
TS. Hoàng Thị Minh Hiền
PGS. TS. Đặng Diễm Hồng; TS. Ngô Thị Hoài Thu; TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng; ThS. Lê Thị Thơm; ThS. Nguyễn Cẩm Hà; ThS. Hoàng Thị Hương Quỳnh
Công nghệ sinh học
03/2014
03/2018
01/06/2020
2018-48-983/KQNC
04/09/2018
378
- Đề tài đã xây dựng được phương pháp để sàng lọc nhanh các chất có khả năng kích hoạt thụ thể PPARα là sử dụng tế bào CHO-K1 được gây truyền nhiễm với hệ vector pGL3-3xPPRE, β-galactosidase-PSV và pSG5-PPARα trong vòng 24h; phương pháp để sàng lọc nhanh các chất có khả năng kích hoạt thụ thể PPARγ là sử dụng tế bào CHO-K1 được gây truyền nhiễm với hệ vector pGL3-3xPPRE, β-galactosidase-PSV và pBABE-Zeo-PPAR gamma2 trong vòng 24h; và phương pháp để sàng lọc nhanh các chất có khả năng kích hoạt thụ thể PPAR PPARδ/β là sử dụng tế bào CHO-K1 được gây truyền nhiễm với hệ pGL3-3xPPRE, β-galactosidase-PSV và pAdTrack-CMV-PPARδ/β trong vòng 24h.
- Đã sàng lọc được 7 trên tổng số 24 loài có khả năng kích hoạt thụ thể PPARs là Gracilaria saliconia, Sargassum swartzii, Colpomenia sinuosa, Codium fragile, Grateloupia elliptaca, Porphyra crispate và Schizochytrium mangrovei. Trong đó, 2 loài S. swartzii và S. mangrovei sẽ được chọn để tách các chất có hoạt tính và nghiên cứu sâu hơn về cơ chế.
- Kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý của dịch chiết từ Sargassum swartzii cho thấy dịch chiết từ loài này có tác dụng giảm hàm lượng TG và cholesterol nội bào và tăng khả năng hấp thụ axit béo trong tế bào HepG2. Tác dụng giảm nồng độ TG và cholesterol nội bào của dịch chiết EtOH từ S. swartzii là do chúng có khả năng tăng cường điều hòa biểu hiện gen PPARα và các gen tham gia vào quá trình trao đổi lipit.
+ Đã xác định được squalene – tách từ Schizochytrium mangrovei có tác dụng giảm hàm lượng lipid nội bào và tăng quá trình vận chuyển cholesterol (cholesterol efflux) trong các dòng tế HepG2 và RAW 246.7; trên mô hình chuột thực nghiệm, chuột được uống squalene tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, mỡ tổng số và hàm lượng lipit máu.
+ Đã nghiên cứu được cơ chế phân tử tác dụng giảm lipit của squalene theo hướng kích hoạt thụ thể PPARα cho thấy, squalene kích hoạt mức độ biểu hiện gen mã hóa cho PPARα và các gen đích của PPARα.
Với sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu như hiện nay thì kết quả của đề tài có ý nghĩa khoa học và sẽ giúp chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng trong nước với chất lượng tốt có giá thành được thị trường chấp nhận phục vụ cho sức khỏe cộng đồng.
Công nghệ thông tin; CNTT;
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học y, dược,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 3
Không
01 tiến sỹ